Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Như chúng ta đều biết, cột sống cổ của con người gồm có 7 đốt C1 đến C7 tính từ trên xuống dưới vùng vai gáy. Tuy nhiên, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thường xất hiện chủ yếu của đốt C5 C6 C7, do đây là những đốt cuối cùng của xương cột sống, và thường chịu áp lực lớn của trọng lượng đầu. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xuất hiện ở những người trung niên hay cao tuổi mà ngày nay những người trẻ có đặc thù nghề nghiệp văn phòng, hay sử dụng máy tính, thường xuyên cúi đầu và cử động khiến cho vùng xương cột sống bị thoái hóa sụn khớp và các đĩa liên đốt với màng, dây chằng, và hình thành lên các gai xương cạnh khớp. Vậy đâu là nguyên nhân và triệu chứng rõ ràng, cách khắc phục tình trạng thoái hóa đốt sống cổ này? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ
Cũng giống như các bệnh lý xương khớp khác, thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có độ tuổi cao từ 40-50 tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên bởi vậy nên quá trình lão hóa xương khớp sẽ diễn ra càng mạnh hơn và tăng dần.
- Do người bệnh từng gặp phải chấn thương hay tai nạn đó khiến cho vùng đốt sống cổ bị tổn thương và quá trình điều trị không thể phục hồi hoàn toàn.
- Một số ngành nghề lao động nặng, thường mang vác đồ trên vai như thợ xây, nhân viên khuân vác, nha sĩ, thợ sơn nhà, diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính nhiều… hoặc chúng ta phải thực hiện các động tác cúi đầu, gập cổ và xoay nhiều khiến cho xương khớp bị bào mòn và thoái hóa theo thời gian
- Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ còn do một số nguyên nhân như yếu tố di truyền từ ông bà hay cha mẹ khiến cho người bệnh bị lão hóa từ rất sớm. Ngoài ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh đã không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Vitamin, canxi, magie,...hoặc người bệnh lạm dụng quá nhiều chất kích thích như thuốc lá và rượu bia.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Mới đầu, thoái hóa đốt sống cổ sẽ có một số triệu chứng dễ nhận biết mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi ở cơ thể, do bị hạn chế vận động.
- Người bệnh có những cơn đau cấp tính, âm ỉ vùng cổ gáy, đôi khi cơn đau còn lan sang cả vùng tay, cánh tay, bàn tay và có cảm giác tê bì
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy cứng cổ vào buổi sáng khi tỉnh dậy, các cơn đau đầu vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc đi và hay mất ngủ.
Khi có triệu chứng kể trên, bạn nên sớm tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn trị chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Tuy bệnh lý này không gây hại trực tiếp đến tính mạng của con người, nhưng nếu chúng ta chủ quan mà bỏ qua. thì bệnh sẽ có diễn biến phức tạp và chuyển thành biến chứng nặng hơn.
1. Thường xuyên đau đầu, hoa mắt chóng mặt
Thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến hội chứng dây thần kinh, khiến cho các rễ thần kinh chẩm bị chèn ép và làm rối loạn thần kinh thực vật vùng cổ, vai và cánh tay, do tình trạng bệnh này cũng khiến cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, làm người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, đôi khi còn bị ù tai. Tình trạng này lâu dài dẫn đến thiếu máu lên não, thiếu oxy khiến cho người bệnh dễ bị căng thẳng hơn mọi khi.
2. Tê bì tay và cánh tay
Tình trạng đau nhức vùng cổ vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ sẽ ngày càng lan rộng ra gây nên cảm giác tê bì cánh tay, nhức mỏi tay. Nguyên nhân của tình trạng này đó chính là việc lưu thông tuần hoàn máu kém, thiếu các dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp đồng thời các rễ thần kinh mạch máu bị chèn ép khiến cho vùng tay và ngón tay bị tê liệt.
3. Ngủ không ngon, mất ngủ kéo dài
Thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng cổ vai gáy, đôi khi là những cơn đau dữ dội, bứt rứt khiến bạn rất khó để có thể vào giấc ngủ ngon. Nhiều người còn bị thức giấc giữa chừng vào ban đêm khi tự dưng bị đau nhói vùng cổ vai gáy. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho sức đề kháng của người bệnh nhanh chóng sụt giảm, người bệnh giảm trí nhớ, kém tập trung, luôn mệt mỏi. Bên cạnh đó việc lạm dụng các loại thuốc ngủ và giảm đau để hỗ trợ quá trình ngủ còn mang đến những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.Hẹp ống sống cổ
Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ khi cấu trúc của cột sống đã bị thay đổi, thu hẹp lại cả không gian tủy sống. Tình trạng này đi kèm với những biểu hiện của cơn ngứa râm ran cánh tay, người bệnh đôi khi cảm thấy tức ngực và khó thở, đau mỏi toàn bộ cánh tay và bả vai. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến liệt người.
Làm thế nào để điều trị và khắc phục tình trạng thoái hóa đốt sống cổ?
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ là việc tập trung vào việc làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức cũng như tác động xấu của bệnh đến với sức khỏe.
Khi gặp các vấn đề về xương khớp, cảm thấy đau nhức vùng cổ vai gáy hay bất kỳ triệu chứng khác lạ nào khác, điều đầu tiên chúng ta nên làm đó chính là đi khám và chẩn trị tại những cơ sở y tế uy tín chất lượng, nhằm tìm kiếm nguyên nhân, xác định bệnh để có phương hướng điều trị hiệu quả.
a. Thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định vấn đề sức khỏe của bạn, trong trường hợp bạn bị thoái hóa đốt sống cổ, có thể sẽ được chỉ định một số loại thuốc Tây Y giúp điều trị cơn đau, giãn cơ như nhóm thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc giãn cơ….
b. Vật lý trị liệu cho người thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ có thể hướng dẫn và chỉ định bệnh nhân thực hiện liệu pháp vật lý trị liệu. Trong đó có các động tác như:
- Kéo dãn cột sống cổ nhằm giãn cơ vùng cổ, giảm đau, giảm áp lực lên đĩa đệm, đẩy nhanh tuần hoàn máu giúp nuôi dưỡng đốt sống cổ bị thoái hóa tốt hơn. Các động tác kéo giãn này đều được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm, nhằm tạo khoảng không thuận lợi kéo giãn các cơ co thắt như C5 C6 C7 giúp các đĩa đệm dần dần trở về tư thế cũ một các tương đối nhất, giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh và mạch máu.
- Thực hiện một số bài tập vận động trị liệu như đặt tay trái lên đầu, từ từ kéo đầu về phía bên trái rồi sau đó giữ 10 giây để phần cơ cổ bên phải được kéo giãn và lặp đi lặp lại động tác này với cả 2 bên. Động tác giãn cơ cổ sau bằng cách gập cổ về trước, cằm hướng về ngực rồi giữ nguyên trong 10s. Xoay cổ từ trái qua phải để cơ cổ được kéo giãn các bên, lặp lại khoảng 5-7 lần như vậy.
c. Phẫu thuật
Đây là biện pháp cuối cùng khi mà người bệnh bị thoái hóa nặng, có biến chứng nghiêm trọng, việc điều trị bằng thuốc hay vật lý trị liệu không đem lại kết quả. Từ các xét nghiệm, phân tích chỉ số, tình trạng sức khỏe… mà bác sĩ sẽ chỉ định có hay không việc người bệnh cần phẫu thuật. Ngày nay có một số phương pháp mổ dành cho người thoái hóa đốt sống cổ như là: mổ hở, mổ nội soi, mổ và cố định cột sống, mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo…
Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ khác để tăng mức độ hiệu quả điều trị và nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
d. Mẹo y học cổ truyền
- Chườm ấm với các loại thảo dược
Đây là phương pháp hỗ trợ giảm đau nhanh chóng, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ dịu vùng cổ khi các hơi ấm cùng tinh chất thảo dược thẩm thấu vào bên trong da, từ đó giúp lưu thông khí huyết, xua tan tắc nghẽn vùng đau. Bạn có thể áp dụng các bài dân gian như chườm cổ với ngải cứu và muối rang nóng, lá lốt rang muối gừng để bọc vào túi vải rồi chườm lên vị trí đau.
- Bài thuốc uống đơn giản: Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc uống như sắc lá ngải cứu khoảng 200g với 2 thìa mật ong nguyên chất rồi uống. Lưu ý lá ngải cứu đã được đem sơ chế tỉ mỉ rồi giã lấy nước cốt để pha với mật ong.
- Châm cứu: Châm cứu là phương pháp truyền thống lâu đời, có tác dụng hiệu quả trong gây tê cục bộ, làm giảm đau kháng viêm và rút ngắn thời gian điều trị của người bệnh. Phương pháp này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin từ đó giảm căng thẳng, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý tìm đến những cơ sở y tế uy tín, người thực hiện có bằng cấp, chuyên môn sâu để thực hiện các bài châm cứu.
- Giác hơi: Phương pháp tạo hơi nóng lên vùng da giúp lưu thông khí huyết, bài trừ hàn khí ra khỏi cơ thể tạo cảm giác nóng, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp tác động lực lên vùng điểm đau, từ đó giúp lưu thông kinh lạc, điều hòa khí huyết. Trong dân gian có rất nhiều những liệu pháp xoa bóp bấm huyệt hiệu quả kết hợp sử dụng với các tinh chất từ tự nhiên.
Bên cạnh việc xoa bóp trị liệu bằng rượu gừng, người ta có hay sử dụng hạt gấc phơi khô đem nước sau đó bóc vỏ, giã nhỏ rồi ngâm rượu để khi rượu chuyển sang màu đỏ thì dùng xoa bóp hàng ngày.
Đối với liệu pháp xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà, mỗi ngày, nhằm hỗ trợ thuyên giảm cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ, cũng như là phương pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sâu bên trong. Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa trị liệu và những liệu pháp xoa bóp bấm huyệt cũng rất đa dạng, theo y học cổ truyền Việt, hay Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ… tùy theo sở thích và mức độ phù hợp với thể trạng của bản thân, mà bạn có thể lựa chọn cho mình một liệu trình thích hợp.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhằm ngăn ngừa và hạn chế quà trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, cụ thể là phần đốt sống cổ như sau:
- Thường xuyên xoa bóp mỗi ngày vùng cổ vai gáy, để tăng cường lưu thông khí huyết, tăng dinh dưỡng và oxy trong máu nuôi dưỡng sụn khớp. Tham khảo cách xoa bóp vùng cổ.
- Nên xây dựng thời gian sinh hoạt khoa học, được nghỉ ngơi hợp lý
- Không nên khuân vác, bên và đeo đồ quá nặng đè và tạo áp lực lên vùng cổ vai gay
- Khi ngồi làm việc với máy tính khoảng 1-2h bạn nên đứng dậy đi lại và vận động cơ cổ
- Nên lựa chọn bàn ghế ngồi làm việc phù hợp để tránh các tư thế cúi vào gập cổ nhìn vào máy hay phải ngước đầu (ngửa cổ ra phía sau) quá lâu.
- Bạn nên lựa chọn cho mình gối ngủ và đệm ngủ phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp, chất liệu có độ mềm mại vừa phải, thoáng khí, tránh việc cản trở lưu thông tuần hoàn giữa vùng cổ và vai gáy, hay giảm bớt những áp lực lên vùng đốt sống cổ.
- Khi ngủ nên nằm đúng tư thế, tránh nằm sấp hay nằm ít đổi tư thế, nên chú ý khi nằm gối với người thoái hóa đốt sống cổ
- Từ bỏ thói quen xấu như sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu bia gây ra tình trạng thoái hóa sụn khớp. Đây là một số gợi ý thoái hóa đống sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì bạn có thể tham khảo thêm.
- Không được bẻ cổ, vặn cổ đột ngột khi mỏi tránh làm cho các đốt sống cổ bị thoái hóa,...
- Khi xem điện thoại, đọc báo, tivi bạn không nên ngồi tư thế cúi gập cổ quá lâu
- Bên cạnh đó đừng quên bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin, D3, canxi, omega 3… để nâng cao sức đề kháng, tăng dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp…
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý tất yếu theo quy luật tự nhiên mà con người khó tránh khỏi. Tuy không thể ngăn cản được tình trạng thoái hóa khi ngày càng có tuổi, nhưng bạn vẫn có thể làm hạn chế mức độ nghiêm trọng cũng như phòng ngừa từ sớm để quá trình thoái hóa chậm lại. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng trong cuộc sống của mình!
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7
CN1: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN2: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội