Tìm hiểu bệnh lý lao xương khớp
Lao cơ xương khớp là bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Do virus Mycobacterium tuberculosis tấn công hệ thống xương khớp của toàn cơ thể, đặc biệt tại các vị trí quan trọng như xương sườn, cổ, chậu và xương bàn tay, bàn chân.
1. Nguyên nhân gây bệnh lý lao cơ xương khớp
Các vi khuẩn này thường xuất hiện sau khi người bệnh mắc thứ phát bệnh lao nào đó rồi xâm nhập vào đường bạch huyết và máu đi vào xương. Gây ra bệnh lao xương. Có thể nói, bệnh lý này liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Triệu chứng và biến chứng lao xương khớp
Trong giai đoạn mới mắc bệnh, người bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, nên khi phát hiện thì bệnh thường ở giai đoạn tiến triển nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
- Tình trạng sưng, cứng tại xương khớp bị nhiễm lao. Vị trí tổn thương sẽ bị sưng to, nhưng không giống như các bệnh lý khác, chúng không có biểu hiện đỏ, nóng. Người bị bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác gấp, duỗi các chi, thậm chí là cúi người hay nằm ngửa và nghiêng.
- Tổn thương tại vị trí bị lao sẽ kéo theo các cơn đau khó chịu, và tăng lên dần khi người bệnh vận động hoặc gắng sức. Lao xương khớp diễn biến nặng hơn ở vùng cột sống, gây đau nặng về đêm và cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Mưng mủ và hoạt tử (hay còn gọi là áp xe lạnh), tình trạng này là diễn biến thường gặp ở người bị mắc lao cơ xương. Vị trí áp xe sẽ thấy tình trạng bùng nhùng nhiều mủ, chứa dịch cạnh khớp. Nếu không loại bỏ sớm, áp xe vỡ sẽ tạo ra những lỗ dò nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
- Ngoài các vấn đề kể trên, người mắc bệnh lao cơ xương thường có hệ miễn dịch yếu. Hay đổ mồ hôi về đêm. ăn không ngon miệng. sụt cân nhanh, cơ thể dễ bị mệt khi vận động và làn da kém sắc hơn nhiều.
3. Lao xương khớp có gây nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ và chuyên gia xương khớp, bệnh lao xương khớp là bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân điều trị muộn, hoặc không đáp ứng điều trị có thể dẫn đến nhưng tổn thương vô hạn như tàn phế cả đời. Nhiều biến chứng nguy hiểm để lại như:
- Người bệnh bị liệt chi hoặc liệt hoàn toàn tứ chi
- Khi lao lan rộng vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan quan trọng như phổi, màng não.
- Nhiều người bệnh bị biến dạng xương như gù nhọn, xẹp đốt sống…
- Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bị lao xương khớp rất khó vận động và sinh hoạt bình thường.
- Nhiều người bị teo cơ vận động, các biến chứng không thể khắc phục gây hoạt tử phải cắt cụt chi.
- Ngoài ra biến chứng áp xe lạnh gây chèn ép tủy sống có thể làm người bệnh bị liệt cơ tròn.
4. Làm thế nào để điều trị bệnh lao xương khớp?
Bệnh lao xương khớp là bệnh lý có mối liên hệ gần với bệnh lao phổi, thận, bàng quang… Diễn biến bệnh thường âm ỉ, triệu chứng không rõ ràng kèm theo việc thiếu kiến thức về bệnh lý này, tâm lý chủ quan khiến người bệnh thường bỏ qua giai đoạn điều trị “Vàng”.
Lao xương khớp thường dễ xuất hiện nhất ở vị trí cột sống thắt lưng. Khi bệnh lý trở nặng đã gây những tổn thương và biến chứng khó phục hồi. Mặc dù bệnh lao xương khớp có thể điều trị khỏi hoàn toàn theo y học hiện đại trong khoảng 1 năm, tuy nhiên đòi hỏi sự hợp tác điều trị đúng chế độ điều trị và chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị lao xương khớp do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.
- Điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
- Sử dụng thuốc chống lao toàn thân
- Giai đoạn đầu của bệnh, trong vòng 1 tháng người bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chủ yếu nằm nghỉ tại chỗ trên giường. Tuyệt đối không vận động quá sức và mạnh.
- Bác sĩ sẽ đưa ra một số bài tập vận động phù hợp giúp người bệnh không bị cứng khớp.
- Trường hợp nặng nhất, người bệnh bị áp xe lớn cần phải can thiệp như lưu mủ, nạo xương chết. Đây là phương pháp điều trị khá phức tạp.
5. Phòng ngừa bệnh lý lao xương khớp bằng cách tăng cường hệ miễn dịch
Để ngăn ngừa bệnh lý lao xương khớp, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ bản thân trước virus như đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế đến các khu vực bệnh viện nguy hiểm lao phổi…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, vận động khoa học, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.
Một số liệu pháp chăm sóc xương khớp theo y học cổ truyền kết hợp giữa phương thức massage, bấm huyệt, day ấn và thảo dược sẽ giúp cho hệ cơ xương khớp và phổi của bạn trở nên khỏe mạnh. Thông qua các bài trị liệu chuyên sâu, bạn sẽ đào thải độc tố bên trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng xương khớp,...
Kết luận
Có thể nói, bệnh lao xương khớp là dạng bệnh gây nhiễm trùng với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm vận động, đau đớn và tổn thương cho người bệnh. Ngay khi có những dấu hiệu về bệnh lý xương khớp, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị chính xác. Việc xác định và điều trị bệnh sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Himalaya Health Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7
DANH MỤC KHÁC
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm Từ Đau Lưng Dưới Bả Vai Bên Trái - Phải
Những cơn đau xuất hiện thường xuyên, đột ngột: đau nhói dưới bả vai bên trái hoặc phải khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Ngủ dậy bị đau, đang làm một việc gì đó cử động vai và cánh tay cũng bị đau. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nguy hiểm nào đó? Hãy cùng tìm hiểu ngay những khả năng dẫn đến hiện tượng đau nhói này!Đau Lưng Do Ngồi Nhiều Và Quá Lâu? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao khi ngồi làm việc lâu lại xảy ra tình trạng đau mỏi thắt lưng và vùng giữa lưng không? Hiện tượng này liệu có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó? Làm sao có thể thoát khỏi những cơn đau lưng nhức mỏi như vậy. Tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về hiện tượng ngồi lâu bị đau lưng.Không Thể Xem Nhẹ Đau Vai Gáy Do Bị Trúng Gió
Tiết trời giao mùa, áp thấp, độ ẩm cao, mưa bão, gió lạnh là những nhân tố khiến cho cơ thể dễ bị trúng gió. Với những người trúng gió thể nhẹ, cảm cúm với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, nhưng nặng hơn có người bị liệt dây thần kinh số 7, đau cổ vai gáy vẹo cổ, liệt nửa người...3 Cách Trị Đồi Mồi Trên Da Dễ Dàng Hơn Bao Giờ Hết
Một trong những bệnh lý trên da khiến chị em vô cùng tự ti với người đối diện đó là đồi mồi. Để hiểu rõ hơn về đồi mồi, cách phân biệt cũng như tìm ra cách trị đồi mồi trên da, hãy cùng Himalaya Health Spa tìm hiểu rõ hơn bài viết dưới đâyĐau Vai Gáy Nên Dán Cao Nóng Hay Cao Lạnh?
Thật khó có thể tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp, chấn thương trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngày nay, trên thị trường có 2 loại cao dán phổ thông được sử dụng phổ biến trong các trường hợp chấn thương nhẹ là cao dán nóng và cao dán lạnh. Đối với nhiều người, khi gặp chấn thương hay đau nhức xương khớp họ nghĩ ngay đến việc mua cao dán để dán vào vị trí sưng đau là giảm đau nhanh chóng. Thế nhưng theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng cao dán tùy tiện mà không xem kĩ loại chấn thương có thể khiến tình trạng cơ thể khó phục hồi hơn, thậm chí là nặng nề hơn.