Xẹp đĩa đệm là gì? Dấu hiệu và cách chữa trị
Bệnh xẹp đĩa đệm được hiểu là đĩa đệm bị chèn ép giữa các đốt sống, phần lớn, nguyên nhân gây bệnh đến từ tuổi tác và lão hóa. Xẹp đĩa đệm gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời và sớm chữa trị đúng cách, có thể dẫn tới biến trức nguy hiểm. Hãy cùng Himalaya Health Spa tìm hiểu thêm về các vấn đề xoay quanh bệnh lý này nhé.
1. Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là cấu trúc sụn giữa hai đốt sống, có chức năng giảm ma sát và tạo nên chuyển động giữa các khớp đốt sống, làm giảm lực tác động lên xương đốt sống.
Trong đó, cấu tạo của đĩa đệm gồm lớp nhân nhầy bên trong được bao bọc bởi một vòng xơ phía bên ngoài.
2. Các giai đoạn xẹp đĩa đệm bạn cần biết
Thông thường, xẹp đĩa đệm tiến triển qua 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn các biểu hiện, triệu chứng cũng khác nhau.
- Giai đoạn đầu: Khả năng đàn hồi của đĩa đệm kém đi do bị mất nước nhẹ. Tuy nhiên, các cơn đau do tổn thương cột sống chưa nhiều và rõ ràng. Một số người nhạy cảm có thể thấy một vài cơn đau nhẹ âm ỉ, tuy nhiêu không đau nhức nên ít người đi thăm khám.
- Giai đoạn thứ hai: Đĩa đệm bị xẹp đi và mỏng hơn trước. Lúc này khoảng cách giữa các đốt xương sống bị thu hẹp dẫn đến việc vận động đau nhức, khởi phát nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống. Lúc này, tình trạng cứng lưng có thể xuất hiện, lan rộng ra cả vùng chân và bàn chân.
- Giai đoạn ba (giai đoạn cuối): đốt xương bị dính liền do xẹp đĩa đệm nặng, cơn đau lưng cột sống diễn ra nặng nề. Các cơn đau mang cảm giác nhói nặng, dữ dội. Đau lưng tăng mạnh khi đi lại, cử động lên xuống, cúi người, thậm chí lan rộng ra vùng hông và bắp bùi. Cơ bị yếu và tê ở tứ chi.
3. Nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng xẹp đĩa đệm, trong đó gồm:
- Lão hóa tự nhiên khiến đĩa đệm bị yếu, xẹp, nhân nhầy bên trong suy giảm mất đi chức năng vốn có.
- Người bệnh mắc các bệnh lý xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống
- Người bị chấn thương thể thao, té ngã, tai nạn lao động…
- Dân văn phòng ngồi làm việc trong một tư thế thời gian dài gây áp lực lên cột sống
- Người lao động nặng nhọc, hay bê vác vật nặng sai cách
- Bên cạnh đó xẹp đĩa đệm cũng xuất hiện ở người bị mắc bệnh Béo phì, chế độ dinh dưỡng kém, thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia…
4. Xẹp đĩa đệm gây nguy hiểm như thế nào?
Chức năng chính của đĩa đệm được ví như “bộ giảm xóc” tự nhiên của cột sống. Khi chúng ta vận động, đĩa đệm sẽ làm giảm ma sát giữa các cột sống, giúp chúng ta linh hoạt hơn. Do đó, khi đĩa đệm bị xẹp, ma sát giữa các cột sống tăng cao làm chuyển động trở nên khó khăn, gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu.
Một số người bị bệnh, không phát hiện kịp thời dẫn đến khớp đốt sống hẹp lại và làm cột sống bị biến dạng. Dễ thấy, đây là nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm hay một số bệnh lý nghiêm trọng khác như hẹp ống sống, gai cột sống gây yếu tay chân, thậm chí gây liệt chi.
Thực tế hiện nay, tình trạng xẹp đĩa đệm diễn ra cả ở những người độ tuổi còn rất trẻ từ 20 - 30 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, vận động, ngồi làm việc hay học tập lâu trong một tư thế. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, ta không nên chủ quan trước dấu hiệu mới chớm, khi nghi ngờ xẹp đĩa đệm cần được thăm khám sớm để có phương áp điều trị phù hợp.
5. Phương pháp nào điều trị xẹp đĩa đệm hiệu quả?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị xẹp đĩa đệm.
a. Điều trị bằng thuốc
Một số thuốc đặc trị được bác sĩ chỉ định có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ tăng tuần hoàn lưu thông máu như thuốc giảm đau; thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid; thuốc hỗ trợ xương khớp; thuốc giãn cơ….
Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều, sai cách dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
b. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong hỗ trợ giảm đau,tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều bài tập trị liệu ứng dụng cho người xẹp đĩa đệm.
Tuy nhiên, để vật lý trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tập đúng liệu trình và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cũng như tìm đến các địa chỉ chuyên môn cao để luyện tập.
c. Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp điều trị kể trên đều không đem lại hiệu quả mong muốn, người bệnh có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị cuối cùng bởi phẫu thuật khá nguy hiểm và có nguy cơ để lại một số biến chứng nhất định, đồng thời người bệnh tốn nhiều thời gian để phục hồi.
Để xác định xem cần tiến hành phẫu thuật không, người bệnh cần được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa. Khi bệnh lý chưa tiến triển nặng, bác sĩ sẽ không đưa ra chỉ định phẫu thuật mà ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn.
d. Trị liệu Thần kinh Cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị bảo tồn giúp chữa lành cơn đau tận gốc đang được áp dụng phổ biến tại Mỹ và nhiều nước châu Âu. Bằng các kỹ thuật chuyên môn, bác sĩ sẽ nắn chỉnh cấu trúc sai lệch của khớp xương và đĩa đệm, giúp giải phòng sự chèn ép lên rễ dây thần kinh và ống sống. Từ đó kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể, loại bỏ cơn đau dứt điểm, ngăn ngừa tái phát.
5. Phòng ngừa bệnh lý xẹp đĩa đệm bằng cách nào?
Dù có thể khắc phục tình trạng xẹp đĩa đệm, tuy nhiên nếu không thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
Bên cạnh đó, những người còn trẻ tuổi nếu không xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, các tư thế đúng cũng rất dễ bị xẹp đĩa đệm.
- Luyện tập thể dục thể thao tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, vận động nhẹ nhàng, không gắng sức, tập theo tần suất phù hợp, Gợi ý cho bạn các bộ môn như yoga, đạp xe, chạy bộ
- Trong quá trình ngồi làm việc, bạn cần thực hiện động tác tập thể dục, đứng lên vận động
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giàu canxi vitamin và nên uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
- Khi bê vác vật dụng nặng cần chú ý tư thế, tránh bê quá sức.
- Massage trị liệu tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, phòng ngừa tình trạng xẹp đĩa đệm.
Bạn không nên chủ quan trước những dấu hiệu của cơ thể, vì rất có thể nó liên quan đến tình trạng xẹp đĩa đệm. Hãy chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như có cách điều trị kịp thời. Bên cạnh đó. việc phòng ngừa biến chứng xẹp đĩa đệm rất quan trọng, cùng Himalaya Health Spa chăm sóc cơ thể với liệu trình chuyên sâu.
Himalaya Heath Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7