Phương pháp vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa có thực sự tốt như lời đồn

  • 05/04/2023
  • 547 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Đau dây thần kinh tọa mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh phương pháp phẫu thuật, nội khoa, thì vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa cũng được nhiều người quan tâm và ứng dụng phổ biến. Vậy cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu có thực sự hiệu quả không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

I. Đau thần kinh tọa có nên đi bộ?

Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, có đến 4/10 người từng phải chịu những cơn đau thần kinh tọa hoặc dây thần kinh có biểu hiện bị kích thích vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Bệnh đau dây thần kinh tọa không chỉ sinh ra những cơn đau nhức mà còn gây khó khăn trong việc sinh hoạt thường ngày. Và nhiều thường lo ngại rằng, đau thần kinh tọa có chữa khỏi không hoặc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?


Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Những người đang bị đau thần kinh tọa đừng nên quá lo ngại bởi họ vẫn có thể đi bộ. Bởi lẽ, nếu người bệnh không đi lại hoặc vận động thường xuyên sẽ khiến xương khớp kém linh hoạt, các chi có dấu hiệu yếu hơn và bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì vậy, với thắc mắc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không thì câu trả lời là có. Thiết lập thói quen đi bộ mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và đẩy nhanh tiến độ phục hồi cho người bệnh. Theo đó, đi bộ không chỉ giúp hệ cơ xương giãn ra mà giúp dây thần kinh tọa không còn bị áp lực chèn ép. Ngoài ra, đi bộ còn là giải pháp tăng cường lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng sụn khớp tốt nhất và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

II. Các phương pháp vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa

Ngoài cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật, nội khoa, hiện nay phương pháp vật lý trị liệu cũng được ứng dụng khá phổ biến. Cụ thể là:

1. Nhiệt trị liệu

Các phương pháp nhiệt trị liệu hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa có thể kể đến như: hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm. Thực hiện phương pháp nhiệt trị liệu sẽ có công dụng giảm đau, làm giãn mạch, chống co cứng cơ và cung cấp cũng như tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu cho hệ cơ xương. Với những người bị viêm dây thần kinh tọa cấp tính gây đau tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này.

Phương pháp vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa - nhiệt trị liệu

2. Điện trị liệu

Phương pháp điện trị liệu hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau thần kinh tọa như: điện phân, điện xung, dòng giao thoa, dòng tens,... với công dụng giải phóng những cơn đau, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất và kích thích thần kinh cơ.

Ngoài ra, có thể kết hợp với các kỹ thuật xoa bóp, di chuyển mô mềm vùng thắt lưng và bên chân bị đau nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Với cơ chế phản xạ và cơ học, các kỹ thuật này sẽ giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng và hệ bài tiết, tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa quá trình bệnh lý, giảm đau, giúp thư giãn gân cốt, khớp sâu.

3. Kéo giãn cột sống

Phương pháp này có thể thực hiện được bằng máy trong giai đoạn bán cấp và mãn tính hoặc thực hiện bằng tay nhất là đang trong giai đoạn cấp. Tần suất thực hiện kéo giãn cột sống là 1 - 2 lần/ngày với mỗi lần là 15 - 20 phút. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống với tác dụng làm giảm áp lực lên nội khớp và làm căng hệ thống dây chằng quanh khớp, đặc biệt là phần dây chằng dọc sau. Ngoài ra, phương pháp sẽ giúp làm giảm sự chèn ép lên đĩa đệm hoặc rễ thần kinh, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

4. Các bài tập vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa

Bên cạnh những cách chữa đau dây thần kinh tọa như trên, bạn có thể tham khảo và thực hành những bài tập vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa dưới đây nhé!

a. Tư thế bồ câu hướng về phía trước

  • Quỳ trên sàn, đồng thời hai tay, bàn chân và đầu gối đều chạm sàn
  • Thực hiện nâng chân phải lên và di chuyển về phía trước và đặt nằm trên mặt đất sao cho ngang với cơ thể. Trong khi đó, bàn chân phải nằm ở phía trước đầu gối bên chân trái.
  • Sau đó, duỗi chân trái ra phía sau hết cỡ
  • Chuyển trọng lượng cơ thể từ hai cánh tay sang chân nhằm nâng đỡ cơ thể. Tiếp đến, ngồi xuống trong tư thế hai tay chống thẳng.
  • Hít thở sâu và nghiêng phần thân trên về phía trước (tương tự như động tác hít đất), tiếp đó dùng cánh tay nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.
  • Lặp lại động tác với bên còn lại.

Tư thế bồ câu hướng về phía trước

b. Tư thế bồ câu ngồi

  • Bắt đầu ở tư thế ngồi và duỗi thẳng hai chân ra trước mặt
  • Tiếp đến, chân phải cong lên, sau cho mắt cá chân phải cao lên trên đầu gối chân trái
  • Thực hiện gập người về phía trước sao cho phần thân trên ép sát vào phía đùi.
  • Giữ tư thế này khoảng 15 - 30 giây và lặp lại động tác này với chân còn lại

c. Tư thế bồ câu nằm ngửa

  • Khởi động với tư thế nằm ngửa trên sàn và đưa chân phải lên chếch một góc 90 độ. Tiếp đó, đưa hai bàn tay đặt xuống đùi và các ngón tay đan vào nhau, đồng thời giữ chặt.
  • Thực hiện gác chân trái lên chân phải, sao cho mắt cá chạm đầu gối chân phải. Tiếp tục, kéo chân phải lên càng sát bụng càng tốt
  • Tư thế này giữ nguyên trong giây lát và lặp lại tư thế này với chân kia.

Tư thế bồ câu nằm ngửa

d. Giãn cột sống khi ngồi

  • Ngồi thẳng, duỗi hai chân thẳng về phía trước
  • Đầu gối bên trái cong lại và đặt chân trái qua bên ngoài ngoài đầu gối chân phải
  • Tiếp đến, đặt khuỷu tay phải lên trên đầu gối bên trái và cho cơ thể xoay về bên trái cách nhẹ nhàng
  • Trong khi đó, tay trái chống xuống sàn nhằm đỡ lấy trọng lượng của cơ thể.
  • Tư thế này giữ trong 30 giây và thực hiện với bên còn lại.

e. Đưa đầu gối đến vai đối diện

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và mở rộng
  • Tiếp theo, đưa chân phải lên, hai bàn tay đan vào nhau và vòng qua đầu gối
  • Kéo đầu gối chân phải về phía vai trái cách nhẹ nhàng.
  • Giữ tư thế khoảng 30 giây. Nên lưu ý, tiếp tục kéo đầu gối ép sát vào ngực sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
  • Từ từ đẩy đầu gối để trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác này ba lần và đổi ngược bên.

Đưa đầu gối đến vai đối diện

III. Massage có hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa không?

Câu trả lời là có. Bởi lẽ xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp dựa trên Y học cổ truyền và được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị nhiều bệnh, trong đó có đau thần kinh tọa. Phương pháp xoa bóp trị liệu sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa cụ thể như:

  • Tăng cường lưu thông khí huyết và làm nóng các vị trí đau, giúp giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép.
  • Giúp giãn nở và đập tan những cơn đau nhức do đau dây thần kinh tọa gây ra
  • Liệu pháp thư giãn giúp đẩy lùi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Phương pháp massage hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa được nhiều người sử dụng bởi đây là liệu pháp an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đây còn là liệu pháp tác động sâu vào căn nguyên, hỗ trợ điều trị bệnh tận gốc.

Phương pháp xoa bóp trị liệu hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất khi thực hiện phương pháp xoa bóp trị liệu bạn có thể tìm đến cơ sở uy tín, chất lượng, điển hình như Himalaya Health Spa. Đây là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp được đông đảo khách hàng tin tưởng và sử dụng.

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ trên đây, ắt hẳn chúng ta đã bỏ túi được một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh - vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa. Khi gặp phải những triệu chứng đau thần kinh tọa, đừng chủ quan và phớt lờ, thay vào đó bạn có thể đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế hoặc ghé Himalaya Health Spa để được đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên hỗ trợ cách tốt nhất.

Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7

Bài viết mới nhất

Callnow larg