Phương pháp giảm đau cẳng chân hiệu quả

  • 29/05/2023
  • 315 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Đau cẳng chân hay còn gọi là nhức ống chân là tình trạng phổ biến ở những người có thói quen vận động mạnh như vận động viên, vũ công… Đau ống chân có thể kéo dài và trở nặng hơn khi những người này tăng cường vận động.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của đau xương cẳng chân

Đau xương cẳng chân hay còn gọi là hội chứng xương chày thường có dấu hiệu đau nhức ở vùng ống đồng mặt đằng trước. Biểu hiện có thể là đau viêm cơ mềm, tuy nhiên nhiều trường hợp đau nhức có thể nguyên do là rạn xương, gãy cẳng chân.

Đau cẳng chân thường xuất hiện ở người vận động mạnh, chơi thể thao
  • Cơn đau âm ỉ và đau nhói dọc theo xương chày, hoặc căng cơ khi cử động. Một số người bệnh có cảm giác xương cẳng chân bị đau và sưng nhẹ
  • Cơn đau cẳng chân ngày càng gia tăng khi luyện tập, thậm chí ngay cả dừng các hoạt động và chạm nhẹ cũng bị đau.

2. Nên làm gì khi bị đau cẳng chân

Khi bị đau cẳng chân, bạn cần tìm gặp ngay bác sĩ khi có các dấu hiệu như xương chày bị viêm, đỏ, đau cả khi nghỉ ngơi, bạn gặp chấn thương do tai nạn hoặc té ngã. Khi bị đau cẳng chân, bạn có thể sẽ được điều trị bằng phương pháp uống thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi.

3. Đối tượng thường bị đau cẳng chân

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng đau cẳng chân. Đặc biệt, đây là chấn thương thường gặp ở người chạy bộ, người mới chơi thể thao, thậm chí là các vận động viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm lâu năm.

Cần nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý khi đau cẳng chân

Với các động tác khó, chế độ tập nặng hoặc sự bất cẩn sai tư thế cũng có thể dẫn đến tình trạng chấn thương này.

Nguy cơ đau xương cẳng chân sẽ ngày càng tăng cao với một số nghề nghiệp và môn thể thao ví dụ như vận động viên điền kinh, vũ công, người thường xuyên hoạt động leo núi, các khu vực địa hình, huấn luyện viên quân sự.

Ngoài ra, còn có một trường hợp đặc biệt hay gặp phải tình trạng đau cẳng chân đó là dị tật chân do bàn chân bẹt hoặc vòm cao.

4. Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đau cẳng chân

Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau cẳng chân, bác sĩ sẽ dựa trên hồ sơ tiểu sử bệnh lý, nghề nghiệp, khả năng vận động.

Chụp X-quang là phương pháp xác định rõ nguyên nhân đau cẳng chân

Bên cạnh đó, sẽ có các công nghệ hiện đại hỗ trợ chẩn đoán bằng hình ảnh như X-Quang, cộng hưởng từ MRI…để tìm ra các nguyên nhân gây nên đau cẳng chân như gãy xương, viêm gân…

Một số phương pháp điều trị đau cẳng chân

5. Những phương pháp nào dùng để điều trị đau cẳng chân

Khi bị đau cẳng chân, bạn có thể sử dụng một số phương pháp và quy tắc như RICE gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao chi.

  • Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động mạnh trong khoảng 2-4 tuần.
  • Chườm đá và massage lạnh thường xuyên mỗi ngày vùng ống chân.
  • Các bài tập giãn cơ, giảm căng cơ hoặc tập vật lý trị liệu tại nhà.
  • Sử dụng thêm một số loại thuốc kháng viêm không steriod để giảm đau
  • Sử dụng một số dụng cụ chỉnh hình vòm chân để nâng khả năng hoạt động trở lại.
  • Với một số trường hợp đau nhức cẳng chân nặng, có thể sẽ phải theo chỉ định của bác sĩ để phẫu thuật.

6. Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp hạn chế đau cẳng chân

Để hạn chế tình trạng đau cẳng chân, bạn cũng cần xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học.

  • Khi các cơn đau cẳng chân xuất hiện, bạn cần đảm bảo ngừng các hoạt động để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.
  • Khi tập luyện, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, huấn luyện viên và các chuyên gia nhằm đảo bảo thực hiện thời điểm chơi thể thao và đúng kỹ thuật.
  • Luôn đảm bảo khởi động trước khi luyện tập, các động tác co duỗi hoặc vận động chơi thể thao.
  • Thường xuyên tăng cường sức cơ cẳng chân và điều chỉnh cân bằng của các cơ.

7. Tăng cường sức dẻo dai của xương khớp với trị liệu cổ truyền Ấn Độ

Thông kinh lạc của Himalaya Health Spa vận dụng tinh hoa y học cổ truyền giúp lưu thông khí huyết, đào thải độc tố và giải quyết các cơn đau mỏi, đồng thời giúp cho cơ xương khớp được cải thiện cường tráng.

Về mặt sức khỏe tác dụng giảm đau liệu pháp thông kinh lạc giúp lưu thông các huyệt đạo, đào thải độc tố, hàn khí ra khỏi cơ thể, cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp, đau cẳng chân, rối loạn tiền đình, đồng thời giúp cải thiện vóc dáng thon gọn và săn chắc.

Trị liệu chải thông kinh lạc giúp cẳng chân linh hoạt, khỏe mạnh

Quy trình cải thiện sức dẻo dai của cơ chân bằng liệu pháp Chải thông kinh lạc 75 phút kết hợp 30 phút xông đá muối vật lý lượng tử. Phương pháp này giúp đào thải độc tố kim loại nặng và làm nóng 12 đường kinh và 2 mạch nhâm đốc. Liệu pháp kết hợp sử dụng bộ túi thảo dược Ayurveda bí truyền và tinh dầu 5000 năm chiết xuất từ 9 loại thảo dược quý hiếm, cùng các loại cao và kem đặc hiệu nhằm đem đến sự linh hoạt cho hệ cơ khớp.

Chăm sóc sức khỏe vùng cẳng chân cũng như toàn bộ cơ thể cùng liệu trình chuyên sâu tại Himalaya Health Spa giúp bạn lấy lại cân bằng Thân - Tâm - Trí.

Himalaya Health Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7


Bài viết mới nhất

Callnow larg