Người đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ hay không?
Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp, trong đó người bệnh cảm thấy đau nhức vùng hông, đùi, lưng khi dây thần kinh tọa chạy dọc từ thắt lưng xuống chân bị chèn ép và gặp những tổn thương. Tình trạng bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường nhật của người bệnh, đặc biệt cản trở các hoạt động thể chất hàng ngày. Nhiều người cho rằng khi mắc các vấn đề liên quan đến đau dây thần kinh tọa thì người bệnh nên hạn chế vận động càng nhiều càng tốt. Nhưng liệu suy nghĩ này có đúng hay không? Người đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
I. Người đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Mặc dù theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bạn bị đau dây thần kinh tọa cần hạn chế vận động và tăng cường thêm thời gian nghỉ ngơi, tránh những tác động lực lên vùng dây thần kinh bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh cùng cần có những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, để gia tăng sự linh hoạt cho hệ cơ xương khớp, tránh tình trạng suy yếu cơ.
II. Lợi ích đi bộ với người đau dây thần kinh tọa
Đến đây, hẳn có rất nhiều người tò mò không biết liệu đi bộ sẽ đem đến những lợi ích nào cho người đau dây thần kinh tọa, hãy tìm hiểu ngay nhé:
- Người bệnh sau một thời gian đi bộ sẽ thấy tình trạng nhức mỏi, tê bì và cứng khớp được cải thiện rõ rệt hơn rất nhiều.
- Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp cho cơ xương khớp được kéo giãn linh hoạt, giải tỏa những bó nghẽn sự chèn ép của dây thần kinh và giúp cho tuần hoàn máu lưu thông ở vùng chân tốt hơn.
- Việc gia tăng tuần hoàn máu tốt sẽ cung cấp thêm oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là lý giải cho việc người đau dây thần kinh tọa thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng sẽ giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối.
III. Cần chú ý gì khi luyện tập đi bộ và thể dục với người đau dây thần kinh tọa
Cũng giống như những người có thể chất khỏe mạnh khác, người đau dây thần kinh tọa cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bắt đầu đi bộ hay luyện tập thể dục. Bao gồm những điều như sau:
- Hãy lựa chọn cho mình đôi giày để đi bộ và tập thể dục phù hợp, trong đó đôi giày cần vừa vặn, thoải mái, đúng kích thước của bàn chân để tránh nguy cơ như trật chân dẫn đến trật khớp, bong gân, hay các tổn thương khác. Bên cạnh đó người bệnh tuyệt đối không nên đi chân đất khi đi bộ và tập thể dục tránh ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng chân.
- Trước khi đi bộ hay tập thể dục người bệnh cần phải lưu ý về việc khởi động trước, với các động tác xoay cổ tay, cổ chân… giúp lưu thông khí huyết tuần hoàn máu.
- Cho dù tập luyện ở bất kỳ địa điểm nào, người bệnh cũng nên tìm đến sự hướng dẫn kỹ càng của các huấn luyện viên hay người có kinh nghiệm.
- Tập luyện vừa với sức khỏe của mình, người đau dây thần kinh tọa không nên đi bộ quá 1,5 km, khi đi bộ chỉ nên đi trong khoảng 30 phút và di chuyển nhẹ nhàng.
- Duy trì tốc độ đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể không nên quá gồng mình khi di chuyển.
- Sau khi đi bộ hay tập thể dục xong bạn cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học hợp lý, bổ sung thêm nước và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Thời điểm đi bộ tốt nhất là vào ban ngày, buổi sáng sớm khi không khí trong lành. Bên cạnh đó các chuyên gia cho rằng người bệnh ngoài đi bộ có thể tập thêm các bài thể dục nhẹ nhàng, nhưng ít sử dụng lực vùng lưng hơn, đây chắc chắn sẽ làm lựa chọn thích hợp.
IV. Gợi ý một số bài tập thể dục cho người đau dây thần kinh tọa
Bên cạnh việc đi bộ thường xuyên, đều đặn với tần suất phù hợp với thể trạng, việc tập luyện một số bài tập giãn cơ hay yoga cũng đem đến hiệu quả rất nhiều trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực đối với người đau dây thần kinh tọa.
Dưới đây là 3 bài tập giúp bạn hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy tiến trình điều trị đau dây thần kinh tọa nhanh chóng thu được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài tập yoga cho người đau thần kinh tọa ngay tại website.
Bài tập số 1: Cải thiện đau mỏi vùng thắt lưng
Bạn hãy chuẩn bị cho mình một tấm thảm tập, và 1 chiếc gối nhỏ kê dưới đầu. Tư thế đầu tiên, bạn nằm trên thảm và đặt đầu lên gối, từ từ co 2 đầu gối lên rồi sau đó duỗi chân thẳng ra, giữ khoảng cách 2 bàn chân bằng với độ rộng của hông, thả lỏng cơ thể và từ từ gập cằm về phía ngực. Sau đó bạn lại cong đầu gối về phía ngực, 2 tay vòng qua ôm lấy đầu gối rồi kéo đầu gối lên phía ngực ở vị trí cao nhất có thể, giữ nguyên tư thế 20 giây.
Bài tập số 2: Kéo giãn lưng
Bạn nằm sấp trên sàn, chống 2 khuỷu tay xuống mặt sàn, giữ cho cột sống được duỗi thẳng thoải mái. Từ từ rướn vai rồi đưa ra sau trong khi cổ giữ thẳng, hông giữ thẳng, cảm nhận các cơ bụng được căng ra. Bạn hãy hít thở thật đều, giữ tư thế này khoảng 10 giây.
Bài tập giãn cơ đùi:
Hãy đứng thẳng lên sau đó đặt 1 chân lên ghế nhỏ, giữ cơ thể thăng bằng sau đó bạn duỗi các ngón chân ra, từ từ ngả người về phía trước sao cho lưng vẫn giữ thẳng, và giữ nguyên tư thế trong 20 giây rồi đổi chân thực hiện động tác tương tự.
Có thể nói việc vận động nhẹ nhàng cùng các bài tập thể dục hay đi bộ sẽ góp phần đáng kể trong cải thiện tình trạng bệnh đau dây thần kinh tọa. Không chỉ giúp hỗ trợ giảm đau, việc tập luyện vừa sức nhẹ nhàng này còn mang lại sự đàn hồi cho hệ cơ xương khớp, tăng sự linh hoạt dẻo dai cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Đừng để những cơn đau dây thần kinh tọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của bạn. Hãy chủ động tập luyện thể dục thể thao vừa sức, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học đẩy lùi bệnh tật, các bài luyện tập chăm sóc sức khỏe xoa bóp trị liệu từ sâu bên trong đẩy lùi bệnh tật.
Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7
CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN4: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
CN5: 152 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Đường Cây Trâm cũ)