Một số câu hỏi thường gặp trong thực đơn cho người bệnh gout (Phần 2)
Ở bài viết trước, Himalaya Health Spa đã chia sẻ với các bạn về một số Một số câu hỏi thường gặp trong thực đơn cho người bệnh gout. Trong phần 2 này, hãy cùng chúng tôi giải đáp tiếp những câu hỏi thường gặp khi bị gout nhé.
I.Các câu hỏi liên quan đến thực vật
Rất nhiều bệnh nhân bị gout phân vân rằng, khi mình bị gout thì nên ăn hay không những loại thực phẩm gì.
Đối với các loại thực phẩm liên quan tới rau, Himalaya Health Spa xin liệt kê những câu hỏi như sau.
1.Bệnh gút có ăn được giá đỗ không?
Giá đỗ về cơ bản có thành phần giàu protein và hàm lượng purin cao hơn cấp độ trung bình nhưng cũng không làm tình trạng của bệnh tăng lên.
Giá đỗ có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Giá đỗ nấu chín cũng chứa nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể nên người bệnh có thể ăn tùy ý mà không lo kiêng khem.
2.Bệnh gút có ăn được đậu đen không?
Đậu đen có chứa anthocyanin có thể giúp cơ thể ngăn chặn quá trình lão hóa đồng thời hỗ trợ chữa những bệnh nguy hiểm tới sức khỏe như tim mạch, thấp khớp hoặc tiêu hóa.
Ngoài ra các chất dinh dưỡng trong đậu đen còn làm giảm axit uric trong thận và khớp nên người bị gout có thể yên tâm ăn đậu đen mà không cần lo lắng.
3.Bệnh gút có ăn được cà chua không?
Cà chua chứa một lượng vitamin C và purin rất lớn nên khi ăn hàng ngày có thể gây ra tình trạng tăng axit uric.
Từ đó cũng khiến khớp trở nên sưng tấy, viêm nhiễm và làm tình trạng gout trở nên trầm trọng hơn.
4.Bị gút có ăn được măng không?
Măng là loại rau không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng như các loai vitamin, cellulose, muối khoáng hay phospho,..tốt cho sức khỏe.
Măng tuy nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại gây hại cho sức người người bị gút
Nhưng các chuyên gia về dinh dưỡng lại khuyến cáo không nên đưa vào thực đơn cho người bệnh gout hàng ngày. Sở dĩ điều này cũng là do thành phần purin làm lượng axit uric trong máu cao hơn.
5.Bệnh gout ăn đậu bắp được không?
Đậu bắp được biết đến là một trong những vị thuốc quý giúp giảm đường huyết và giảm urat và axit uric trong máu ở người bệnh gout.
Thêm vào đó các thành phần collagen và mucopolysacarit có trong đậu bắp cũng giúp duy trì sự ổn định và sức khỏe của các khớp.
6.Bệnh gút có được ăn ngô không?
Bắp ngô chứa rất nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa từ đó đào thải những độc tố theo cơ chế tự nhiên ra khỏi cơ thế.
Một trong số thực phẩm dinh dưỡng giàu chất xơ và tốt cho người gút là ngô
Những người bị bệnh gout cũng có thể sử dụng ngô thoải mái mà không lo đau nhức hay tăng axit uric gây hại cho máu.
7.Bệnh gút có ăn được mít không?
Theo các nghiên cứu khoa học, quả mít có chứa các thành phần saponin, flavonoid và lignans - đây là những nhân tố có tác dụng giảm đau nhất là khi gặp phải những cơn đau do gout cấp.
Chính vì vậy, người bị gout có thể bổ sung loại quả này mà không cần kiêng khem quá kỹ.
8.Bệnh gút có ăn được chuối không?
Một trong những ưu điểm lớn của quả chuối đó là chứa nhiều kali - một thành phần quan trọng giúp đào thải axit uric qua hệ bài tiết.
Chuối là thực phẩm vàng nằm trong thực đơn cho người bệnh gout
Quá trình này từ đó sẽ dần làm giảm lượng axit uric đồng thời phòng ngừa được chứng viêm khớp ở người bị gout.
II. Các câu hỏi liên quan đến đồ uống
Ngoài chế độ ăn lành mạnh, người bị bệnh gout cũng cần chú ý tới những thức uống đưa vào cơ thể.
Một số câu hỏi mà Himalaya Health Spa nhận được về đồ uống cho người bệnh gout đó là.
1.Bị gút có uống được rượu?
Rượu tuy không phải là thức uống chứa purin nhưng bệnh nhân gout cũng là thứ nên kiêng kỵ bởi rượu sẽ tác động và làm suy giảm chức năng của thận và làm mất cân bằng trong việc chuyển hóa axit uric.
2.Bệnh gút có được uống cà phê?
Cà phê là đồ uống 2 mặt dành cho người bị bệnh gout bởi nếu uống quá nhiều sẽ tăng mức caffein trong cơ thể.
Cà phê có 2 mặt nên bị gout cần cân nhắc
Từ đó khiến bệnh gout bị tái phát và những người không có thói quen uống cafe thì khi không uống thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân đau do gout tăng lên.
3.Bệnh gút uống nước dừa được không?
Nước dừa có tới hơn 90% là nước và còn lại là kali - nó cũng đóng vai trò như một thành phần giúp trao đổi chất dễ dàng và loại bỏ những độc tố như axit uric ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó, nước dừa còn giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gout gây nên.
4.Bệnh gút có ăn được sữa chua không?
Sữa chua được biết đến là sản phẩm cực tốt cho cơ thể nhờ chứa nhiều lợi khuẩn giúp tăng hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Bổ sung sữa chua mỗi ngày cũng giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu và thúc đẩy việc ăn ngon và tăng cường sức đề kháng.
Thực đơn cho người bệnh gout rất quan trọng chính vì thế hãy tìm hiểu thật kỹ những loại thực phẩm nào cần bổ sung hoặc cần tránh để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Himalaya Heath Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7