Một số câu hỏi thường gặp trong thực đơn cho người bệnh gout (Phần 1)

  • 28/04/2021
  • 1328 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Ngoài các phương pháp chữa bệnh thì thực đơn cho người bệnh gout là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Các câu hỏi liên quan đến thực phẩm thịt

Bệnh gout ngoài việc điều trị tích cực với các phương pháp chữa trị y khoa, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Himalaya Health Spa xin tổng hợp một số câu hỏi mà các bệnh nhân gout đã gửi về, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết.

1.Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà có chứa thành phần như vitamin Selenium giúp ngăn chặn sự hình thành của acid uric hay bổ sung khoáng chất photpho từ đó giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.

Thịt gà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe

Chính vì thế nếu bạn thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là có, có thể ăn được thịt gà khi bị gout.

Nhưng cũng không nên vì thịt gà bổ dưỡng mà lạm dụng loại thực phẩm này, hãy cân đối lượng dinh dưỡng từ thịt gà đưa vào cơ thể từ đó sẽ dễ kiểm soát bệnh hơn.

2.Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Thịt vịt là món ăn giàu đạm - một trong những thành phần dễ khiến cơ thể hấp thụ nhiều purin từ đó dễ hấp thụ nhiều muối urat.

Đồng thời còn làm tăng nồng độ acid uric trong máu và gây nên tình trạng viêm khớp. Chính vì thế, người bị viêm khớp nên tuyệt đối tránh loại thực phẩm này.

3.Bệnh gút có ăn được thịt chó không?

Thịt chó cực kỳ nóng lại chứa nhiều đạm, đối với người bị gout khi ăn loại thịt này sẽ bị sưng phù các ngón chân, bàn tay làm người bệnh gout đau nhức, khổ sở.

Thành phần trong thịt cho chứa rất nhiều đạm và gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân gout

Nếu lạm dụng thịt chó quá nhiều sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn máu, sỏi thận, nhồi máu cơ tim và thậm chí là tàn phế.

4.Bệnh gút có ăn được thịt thỏ không?

Thịt thỏ chứa đến 30% lượng omega 3 nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày nên bạn có thể bổ sung mà không lo bị nhiễm mỡ trong máu.

Một số thành phần dinh dưỡng có trong thịt thỏ như sắt, kẽm, vitamin B cũng sẽ giúp cơ thể vận động linh hoạt và bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tác nhân gây hại.

5..Bệnh gout có ăn được thịt lợn không?

Thịt lợn là loại thịt đỏ chứa ít purin nhất. Đây cũng là loại thịt giúp cung cấp protein có lợi cho cơ thể nhưng khi bị gout bạn cũng nên hạn chế tối đa, và chỉ nên sử dụng không quá 1 lạng/ngày và 2 tuần sử dụng một lần trong thực đơn cho người bệnh gout.

6.Bệnh gút có ăn được thịt bò không?

Thịt bò chứa một số thành phần vitamin nhất định như vitamin E,B6,B12 hay protid giúp cung cấp sức đề kháng và năng lượng cho cơ thể.

Thịt bò nhiều protid - thực phẩm kỵ với người bị gout

Nhưng chỉ riêng đối với người bị bệnh gout thì đây là thực phẩm đại kỵ vì chứa lượng protid (đạm) cực cao - và đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh gout.

7.Bệnh gút ăn trứng gà được không?

Trứng chứa lượng protein và omega 3 cực lớn nhưng lại khá ít purin. Các thành phần này có công dụng giảm đau, hạn chế sưng viêm nên bạn không cần bận tâm quá nhiều về việc phải ăn kiêng trứng hàng ngày.

Nhưng đề phòng ngừa một cách tốt nhất, người bị bệnh gout chỉ nên ăn 800g/tuần để cơ thể kiểm soát được bệnh gout cũng như tránh được căn bệnh này.

8.Bệnh gút có ăn được tiết canh không?

Tiết canh là thực phẩm được chế biến từ nội tạng động vật như gan, tim, phổi - đây cũng là một trong số những loại thức ăn hình thành nên purin trong cơ thể.

Tiết canh không nằm trong thực đơn cho người bệnh gout

Đây cũng là khắc tinh của bệnh gout chính vì thế, người bệnh không nên ăn tiết canh để không làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

II. Các câu hỏi liên quan đến thực phẩm thủy hải sản

Thủy hải sản cũng là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đem lại công dụng lớn đối với sức khỏe con người nhưng trường hợp bị bệnh gout liệu có thể ăn được không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chi tiết ở phần dưới đây.

1.Bệnh gout có ăn được ba ba và lươn không?

Ba ba và lươn là thực phẩm rất giàu chất đạm (ở mức 80%) nên không tốt cho người bị gout. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bổ sung một lượng nhỏ dưới sự chỉ dẫn của Bác sĩ.

2.Bị gút có ăn được tôm không?

Tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin B12. Đây cũng là thành phần giúp tăng cường trí nhớ, chống suy giảm miễn dịch.

Tôm giàu dinh dưỡng nhưng khiến cơ thể dễ hấp thụ purin

Ngoài ra, omega 3 trong tôm cũng giúp chống lại sự phát triển của các tế bào gây ung thư nên loại thực phẩm này cũng mang lại khá nhiều lợi ích.

Tuy nhiên tôm lại được xếp trong số những thực phẩm chứa nhiều nhân purin nên người bị gout không được ăn nhất là những loại tôm kích cỡ lớn như tôm hùm hoặc tôm sú.

3.Bệnh gút có ăn được cá chép không?

Cá chép fiauf omega 3, protein hay các nhóm vitamin A,D giúp tăng tuổi thọ, giảm mỡ máu và phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học, ăn cá lúc đối sẽ dễ làm tăng lượng purin gây hại cho sức khỏe của người bị bệnh gout. Một số loại cá có hàm lượng purin cao nhất đó là: 

  • Cá ngừ 257/100g
  • Cá hồi 297/100g
  • Cá bơn 131/100g
  • Cá mòi 345/100g
  • Cá chép 160/100g

4.Bị gút có ăn mực được không?

Mực là loại hải sản giàu dinh dưỡng nhưng lại được xếp vào nhóm bệnh gây tăng lượng axit uric trong máu.

Theo các Chuyên gia dinh dưỡng, nếu sử dụng mực mỗi người chỉ nên bổ sung tối đa 100g/ngày, trong 2 lần/tuần - đây cũng là cấp độ vừa phải để không làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Gout là căn bệnh mãn tính đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người chính vì thế bạn nên chú ý nhiều hơn tới thực đơn cho người bệnh gout. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ tới địa chỉ của Himalaya Health Spa để được Bác sĩ tư vấn miễn phí!


Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7

Bài viết mới nhất

Callnow larg