Mẹo chữa thoái hóa khớp vai được nhiều người theo dõi và thực hiện
Căn bệnh thoái hóa khớp vai xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Ngày hôm nay, hãy cùng Himalaya tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như phương hướng chăm sóc và điều trị hiệu quả.
I.Thoái hóa khớp vai là gì? Triệu chứng của người bị thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp vai trái, phải là sự tổn thương ở các mô liên quan tới sụn khớp và là dấu hiệu của việc viêm và thiếu hụt lượng dịch khớp bôi trơn.
Thông thường, những người có dấu hiệu của thoái hóa vùng khớp sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau.
1.Cứng khớp vùng vai
Cứng khớp hay bị bất động là một trong những dấu hiệu của người bị thoái hóa khớp bả vai. Trong trường hợp này người bệnh không thể xoay bả vai hoặc vòng qua phía sau.
2.Đau nhức âm ỉ
Đây chỉ là biểu hiện của giai đoạn đầu về sau nếu tình trạng không khả quan người bệnh có thể bị đau nhiều hơn bắt đầu từ vùng vai rồi dần lan xuống cổ.
Đau nhức âm ỉ là dấu hiệu của người bị thoái hóa khớp bả vai
Người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu và cảm thấy mệt mỏi nếu tình trạng đau nhức này sẽ mãi kéo dài.
3.Khớp vai bị nóng đỏ, sưng đau
Người bị thoái hóa khớp bả vai sẽ thấy hai bên bả vai sưng lên kèm nóng đỏ. Ngoài ra còn phát ra những âm thanh lạ như lạo xạo khi di vận động.
II.Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp bả vai hình thành do 2 nguyên nhân chính trong đó có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cụ thể.
1.Yếu tố bên ngoài
a.Chấn thương
Sau những lần không may chấn thương do luyện tập quá sức, thi đấu, đi lại hoặc lao động quá nhiều ở vùng cánh tay sẽ làm cho sụn khớp bị bào mòn dẫn tới suy giảm chức năng khớp vai.
b.Sinh hoạt hàng ngày
Người ngồi làm việc văn phòng không đúng tư thế hay phải mang vác quá nhiều vật nặng không nghỉ ngơi điều độ sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Lao động quá sức dẫn đến tổn thương vùng khớp vai
Ban đầu bạn chỉ có cảm giác đau khi bắt đầu lao động nặng, khi tiến trình này xảy ra thường xuyên thì tình trạng sức khỏe của bạn đang ở mức báo động.
2.Yếu tố bên trong
a.Di truyền
Đối với những người ở trong gia đình có tiền sử các bệnh về khớp sẽ có nhiều khả năng bị ảnh hưởng ít nhiều ở vùng vai.
b.Thiếu hụt nguồn dinh dưỡng
người mắc các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng thường có xu hướng nhanh bị thoái hóa vì cơ thể không được hấp thu dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và duy trì xương khớp một cách khỏe mạnh.
Ăn uống không đủ chất khiến xương khớp dễ suy yếu và kém săn chắc
c.Lão hóa
khi một người già đi, cơ thể sẽ ngày một yếu dần, khả năng bị thoái hóa xương bả vai sẽ cao hơn so với người trẻ tuổi.
III.Điều trị thoái hóa khớp vai cần lưu ý gì?
Rất nhiều bệnh nhân đang khổ sở vì căn bệnh thoái hóa khớp vai vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sinh hoạt hàng ngày.
Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên áp dụng để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp vai của mình.
1.Thoái hóa khớp vai nên ăn gì?
Theo các Chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, có nhiều loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất giúp cơ xương khớp vai phát triển khỏe mạnh.
Thêm vào đó, các loại thực phẩm này cũng giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp như:
Xương heo
Chứa nhiều canxi cùng collagen giúp cơ thể duy trì được khả năng linh hoạt của sụn khớp hay các loại rau có màu xanh.
Xương heo chứa nhiều canxi giúp cơ vai trở nên khỏe mạnh
Các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như cam, quýt có khả năng phòng ngừa thoái hóa rất tốt.
Trứng, sữa, cá
Chứa các thành phần làm tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe như protein, omega 6, vitamin D,...
2.Bài tập cho thể dục thoái hóa khớp vai
Bệnh nhân có thể áp dụng động tác đơn giản dưới đây 30 phút mỗi lần, ngày tập từ 1-2 lần.
Nếu tập đúng kỹ thuật và thời lương sau 3 ngày sẽ thấy thoải mái và các triệu chứng thoái hóa sẽ giảm đi đáng kể.
Bắt đầu với động tác 1 tay chống trên giường, tay đau còn lại buông xuống mặt sàn.
Bệnh nhân bắt đầu di chuyển thân mình, dồn trọng lượng từ chân trái sang chân phải và ngược lại để khớp vai được xoay theo chiều kim đồng hồ sau đó chuyển vai ngược lại.
Tiếp theo, hãy hướng tay từ vị trí phía trước sau đó ra phía sau và ngược lại. Tiếp tục cử động tay từ trong ra ngoài và ngược lại.
3.Thoái hóa khớp vai có massage trị liệu được không?
Người đang trong quá trình thoái hóa khớp bả vai ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm cần thiết hay tập luyện các động tác nhẹ nhàng thì cũng nên kết hợp thêm trị liệu cổ vai gáy tại các địa chỉ trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Tại đây, các bài liệu trình massage chuyên sâu, có phần bị động giúp người thoái hóa khớp bả vai không phải mất quá nhiều sức lực trong việc tập luyện nhưng vẫn có thể hồi phục nhanh hơn so với người không có sự hỗ trợ từ bài tập bên ngoài.
Mô phỏng bài massage bị động Ayurveda vay gáy tại Himalaya
Phương pháp massage vai gáy Ayurveda là phương pháp cổ truyền đến từ Ấn Độ giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng thoái hóa vai gáy và thoái hóa đốt sống cổ.
Đồng thời phương pháp này cũng giúp người bệnh ngủ sâu giấc và chấm dứt tình trạng đau nhức.
Thoái hóa khớp vai là căn bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra nếu cần thêm thông tin chi tiết từ chuyên gia xương khớp, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ của Himalaya Health Spa để được tư vấn 1:1.
Himalaya Heath Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7