Khô khớp và các câu hỏi thường gặp

  • 18/05/2023
  • 400 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Khô khớp là tình trạng khớp mất khả năng hoặc không sản sinh đủ chất nhờn bôi trơn sụn khớp khi hoạt động. Chứng khô cứng khớp này có biểu hiện tiếng lạo xạo khi cử động, di chuyển kèm đau nhức và sưng đỏ, các vị trí thường gặp là khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp tay. Chính vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị sớm để nhanh chóng giải thoát khỏi tình trạng này và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ đề cập các vấn đề và câu hỏi xoay quanh bệnh lý khô khớp.

I. Nguyên nhân gây khô khớp phổ biến

    Một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh lý khô khớp thường gặp:

    • Thoái hóa khớp do quá trình lão hóa tự nhiên làm các bao khớp không sản sinh đủ dịch khớp.
    • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất khiến xương khớp tổn thương cao, khô dịch khớp.
    • Vận động sai tư thế khiến khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, lười vận động cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
    • Tình trạng mất ổn định của ổ khớp khiến khô khớp có thể xuất phát từ vấn đề thừa cân béo phì. Trọng lượng cơ thể tăng cao khiến khớp chịu nhiều áp lực.
    Khô khớp gối khiến việc co duỗi chân khó khăn hơn

    II. Biểu hiệu của khô khớp

    Các triệu chứng của khô khớp ban đầu thường khó nhận biết vì chúng không biểu hiện rõ ràng. Thế nhưng, người bệnh cần xác định rõ một số dấu hiệu bất thường để có những biện pháp thăm khám, xét nghiệm kịp thời nhằm phát hiện sớm để điều trị.

    a. Khớp bó cứng

      Cứng khớp là dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý khô khớp. Đặc biệt là buổi sáng, người bệnh khó lòng co duỗi chân, tay,...

      b. Đau khớp

        Những cơn đau nhức, nhói nhẹ khi vận động khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, tần suất đau khớp và mức độ đau sẽ ngày càng tăng lên dày đặc và dữ dội hơn khi chạy nhảy, vận động mạnh.

        c. Tiếng kêu của khớp lạo xạo

          Biểu hiện rõ nét nhất của chứng khô khớp đăc biệt là khớp gối và vai đó chính là tiếng răng rắc, lạo xạo khi cử động vùng khớp này.

          Khớp vai bó cứng gây đau nhức, lạo xạo

          d. Sưng nóng vùng khớp

            Ngoài các biểu hiện kể trên, khô khớp có thể đi kèm các triệu chứng sưng, nóng đỏ quanh vùng da khớp. Tình trạng này khiến người bệnh hạn chế khả năng vận động và trở nên kém linh hoạt hơn.

            III. Mức độ nguy hiểm của khô khớp

            Vậy khô khớp có nguy hiểm không? Chắc chắn là có. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng stress, khó chịu.

            Một số trở ngại người bệnh gặp phải khi bị khô khớp đó là:

            • Đứng trước nguy cơ bị biến dạng khớp hoặc teo cơ, người bệnh đi lại khó khăn, cong vẹo và tập tễnh.
            • Khả năng vận động của khớp bị hạn chế, kém linh hoạt.
            • Đau nhức khớp kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
            • Cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, co duỗi,...

            IV. Cần làm gì khi bị khô khớp?

            Khô khớp mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh lý này, kéo dài thời gian trên 1 tuần thì bạn cần nhanh chóng đi thăm khám, chẩn đoán tại cơ sở chuyên khoa uy tín. Từ đó, xác định nguyên nhân, bệnh lý và có hướng điều trị phác đồ hiệu quả, ngăn chặn biến chứng từ sớm.

            a. Thăm khám bác sĩ

              Đầu tiên, bạn cần được thăm khám lâm sàng bởi các bác sĩ có chuyên môn. Thông qua các biểu hiện bên ngoài và một số động tác hướng dẫn người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về mức độ bệnh.

              Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực một số xét nghiệm nhằm đưa ra kết luận chính xác như xét nghiệm máu (loại trừ các bệnh lý xương khớp khác), chẩn đoán qua X-QUang, CT hoặc chụp MRI để kiểm tra gai xương, tổn thương dưới sụn, đánh giá tình trạng sụn và mô mềm để tìm ra bất thường gây nên tình trạng tiết dịch khớp kém hiệu quả.

              b. Điều trị khô khớp bằng thuốc

                Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định về thuốc khô khớp gồm thuốc giảm đau, viêm, tăng tiết dịch nhờn. Người bệnh lưu ý sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn, không kéo dài thời gian dùng thuốc, uống đúng và đủ liều.

                Một số tác dụng phụ của thuốc chống viêm khi lạm dụng có thể khiến người bệnh rối loạn máu, chức năng gan thân và đau dạ dày vì vậy nên quá trình điều trị không nên lạm dụng thuốc.

                Điều trị khô khớp bằng thuốc Tây y

                c. Tiêm chất nhờn vào khớp

                  Để cải thiện tình trạng khô khớp và ma sát đầu xương, giúp giảm đau và khớp hoạt động trơn tru, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định tiêm chất nhờn Hyaluronic Acid vào khớp. Tuy nhiên, chất này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, buộc phải thực hiện lại nhiều lần. Ngoài ra, việc tiêm khớp cần thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa xương khớp có kinh nghiệm.

                  d. Phẫu thuật

                    Những tổn thương khớp quá lớn, điều trị nội khoa không còn hiệu quả thì việc khôi phục hoạt động bình thường cho sụn khớp, bác sĩ sẽ cân nhắc yếu tố phẫu thuật nhằm thay khớp nhân tạo.

                    e. Massage, vật lý trị liệu

                      Người bệnh khô khớp có thể tập một số bài vật lý trị liệu hoặc tăng cường massage giúp tăng mức độ dẻo dai cho xương khớp. Khi cải thiện chức năng vận động của xương khớp thì khả năng điều tiết dịch trong khớp sẽ đều đặn hơn.

                      Massage trị liệu giúp cải thiện tình trạng khô khớp, kích hoạt thông kinh lạc

                      V. Phòng ngừa bệnh lý không khớp

                      Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa bệnh lý khô khớp từ sớm:

                      • Sau khoảng 30-45 phút ngồi làm việc, bạn cần co duỗi khớp gối, vươn vai và đi lại để ngăn tình trạng khô khớp.
                      • Thường xuyên vận động và luyện tập các động tác cho cơ bắp với cường độ thích hợp.
                      • Không vận động nặng và gắng sức. Tránh mang vác vật nặng nhiều gây áp lực lớn lên khớp và gây tổn thương.
                      • Điều chỉnh chế độ ăn khoa học và tập luyện phù hợp, tránh thừa cân béo phì.
                      • Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin C, D omega 3 và canxi. Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh lý về khớp hiệu quả.
                      • Bổ sung thêm glucosamine theo chỉ định của bác sĩ là biện pháp phòng ngừa bệnh lý ở khớp hiệu quả.

                      VI. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến khô khớp

                      Dưới đây là một số câu hỏi chúng tôi tổng hợp liên quan đến vấn đề khô khớp.

                      1. Bị khô khớp có nên tập thể dục và đi bộ?

                        Nhiều người bệnh cho rằng, việc vận động sẽ gây áp lực lên khớp gối khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc kiêng vận động hoàn toàn có thể khiến tình trạng khô khớp trở nặng hơn, do mạch máu không được lưu thông thường xuyên.

                        Vì vậy, người bị khô khớp vẫn có thể tập thể dục và đi bộ, tuy nhiên cần hoạt động nhẹ nhàng và phù hợp theo cơ thể. Việc vận động đúng cách giúp tăng sự dẻo dai cho xương khớp và ngăn ngừa sự bào mòn, thoái hóa sụn khớp.

                        Vận động nhẹ nhàng vẫn cải thiện khô khớp

                        2. Khô khớp có làm ảnh hưởng đến chiều cao không?

                          Hiện tại, khô khớp vẫn chưa có nghiên cứu liên quan đến việc ảnh hưởng đến chiều cao. Tình trạng này kéo dài có thể khiến xương khớp gây tổn thương nghiêm trọng gây cong vẹo chân và dáng đi tập tễnh.

                          3. Thực phẩm giúp chữa khô khớp hiệu quả?

                            Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến việc ăn đậu bắp có thể cải thiện bệnh khô khớp. Tuy nhiên, đậu bắp là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gồm vitamin K, folate, chứa nhiều chất nhờn giúp cho hoạt động trơn tru.

                            Các chất nhờn từ đậu bắp tuy không đi trực tiếp vào khớp, các chất sẽ được hệ tiêu hóa chuyển thành phần nhỏ đưa đến bộ phận cơ thể.

                            Himalaya Health Spa

                            CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

                            CN2: Khu GM, N.07, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

                            HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7

                            Bài viết mới nhất

                            Callnow larg