Hội chứng cổ vai cánh tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

  • 30/11/2020
  • 1418 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Hội chứng cổ vai cánh là một trong những bệnh lý được các chuyên gia y tế đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh khá cao. Nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nguyên trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng cổ vai cánh tay là bệnh gì?

Hội chứng cổ vai cánh tay có tên gọi khác là bệnh rễ thần kinh cổ (rễ tủy cổ) là tình trạng cột sống cổ cùng các dây thần kinh bị tổn thương, trong đó dây thần kinh số 6 và số 7 bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

BIểu hiện của bệnh thường là tình trạng người bệnh cảm thấy đau vùng cổ, vai hoặc một bên tay, đau nhức bả vai và cánh tay phải/trái, có thể đi kèm với các rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng cổ vai cánh tay là gì?

Có đến 80% nguyên nhân hội chứng cổ cánh tay xuất phát từ người bệnh bị bệnh lý liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.

20% số còn lại đến từ bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Và một số ít các nguyên nhân khác dẫn đến hội chứng cổ vai cánh tay là từ những tổn thương xương khớp, loãng xương và các khối u.

Biểu hiện của hội chứng cổ vai cánh tay bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ xuất hiện từ từ chứ khoogn bùng phát đột ngột, sau đó các cơn đau chủ yếu đến vào buổi sáng và có cường độ gia tăng khi vận động mạnh. Khả năng vận động cổ bị hạn chế, thậm chí người bệnh có thể bị vẹo cổ, có cảm giác tê bì chạy dọc cánh tay đến ngón tay, đau vai gáy lan xuống cánh tay.

 Xác định rõ bệnh lý của hội chứng cổ vai gáy cánh tay

1. Hội chứng đốt sống cổ

    Có ba biểu hiện của hội chứng đốt sống cổ: trong đó có các cơn đau cấp tính, mãn tính và đau tại một số vùng điểm khi ấn vào.

    • Cơn đau cấp tính do người bệnh gặp phải chấn thương, vận động cổ quá mức
    • Cơn đau mãn tính là các cơn đau âm ỉ, kéo dài trong nhiều ngày có thể đi kèm vẹo cổ
    • Đau tại một số điểm cột sống cổ khi ấn vào các gai sau cạnh cột sống cổ tương ứng với rễ thần kinh.

    2. Hội chứng rễ thần kinh

      Thoát vị đĩa đệm khiến dịch nhầy thoát ra và chèn vào rễ thần kinh, đặc biệt là rễ C5-C6 khiến cho các cơn đau cổ vai gáy kéo dài âm ỉ, đặc biệt là về đêm, cơn đau cũng tăng lên khi cử động xoay đầu hay cúi cổ về phía trước. Cơn đau nhức từ sâu bên trong cơ và xương, đôi lúc lại nhói lên như điện giật, thậm chí kéo theo cả cơn đau cơ học khi ho, hay hắt hơi cũng đau theo.

      Tình trạng rối loạn vận động, cảm giác vùng rễ với những cảm giác rát bỏng, kiến bò , tê bì tại vùng vai, cánh tay và ngón tay. Đây là dấu hiệu cho thấy rễ thần kinh C5-C6-C7 đang bị chèn ép gây nên những cơn đau nhức vùng cổ vai và cánh tay.

      Bên cạnh đó những tổn thương rễ thần kinh mang đến những cơn đau khác nhau tùy vào bộ rễ thần kinh đó như:

      • Tổn thương rễ thần kinh C1,C2, 1 phần C3 gây đau đầu vùng chẩm
      • Tổn thương rễ thần kinh C3, đau vùng chẩm, khó thở, tức ngực, khó nói
      • Tổn thương rễ thần kinh C4: đau bả vai trước ngực, ho, nấc, khó thở
      • Tổn thương rễ thần kinh C5, đau mặt ngoài cánh tay đến cẳng tay
      • Tổn thương rễ thần kinh C6 Đau mặt trước cánh tay đến ngón cái và trỏ, yếu cơ nhị đầu
      • Tổn thương rễ thần kinh C7 đau mặt sau cánh tay đến ngón giữa, yếu cơ tam đầu
      • Tổn thương rễ thần kinh C8 đau mặt trong cánh tay đến ngón nhẫn và út, yếu cơ bàn tay.

      3. Hội chứng tủy cổ

        Do tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra khiến chèn ép lên tủy cô trong thời gian dài, người bệnh sẽ thấy phần tay bị tê bì, mất đi sự linh hoạt, có một số trường hợp có biểu hiện teo cơ, nahnh bị mỏi tay. Khi có những dấu hiệu này người bệnh không nên chủ uan bỏ qua mà cần được thăm khám và điều trị sớm nhất.

        4. Các triệu chứng khác

          Bên cạnh đó hội chứng cổ vai cánh tay có thể xuất phát từ các hội chứng khác, với các biểu hiện khác biết mà chúng ta có thể nhân biết qua các triệu chứng như sau:

          • Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, có thể bị giảm thị lực, mất thăng bằng, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi : hội chứng động mạch sống nền.
          • Trong khi đó các biểu hiện rối loại vùng chẩm tại vai và tay, đau vai gáy và ù tai, thị lực bị rối loại là biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
          • Một số bệnh lý khác như sốt, rét run… cần được thăm khám để có chẩn đoán chính xác hơn.

          Khắc phục hỗ trợ giảm đau hội chứng cổ vai cánh tay.

          Để có phương pháp điều trị và hỗ trợ giảm đau phù hợp với người mắc hội chứng cổ vai cánh tay thì việc được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa bởi các bác sĩ có chuyên môn cao sớm nhất là điều hết sức cần thiết và quan trọng.

          1. Đánh giá tổn thương

            Bên cạnh đó, trước khi thăm khám, chúng ta có thể thử kiểm tra tại nhà qua các nghiệm pháp đánh giá tổn thương như:

            • Spurling: Người bệnh nằm hay ngồi sau đó nghiêng đầu về phía bên đau, dùng tay ép lên đỉnh đầu làm cho đua tăng thêm.
            • Nghiệm pháp dạng vai: Người bệnh đưa cánh tay đau lên trên đầu và sau, các triệu chứng tổn thương rễ thần kinh giảm và biến mất.
            • Nghiệm pháp kéo dãn cổ: Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng.
            • Dấu hiệu chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.

            2. Điều trị không dùng thuốc

              Sau khi được thăm khám và chẩn trị, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo có ích để người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt gây nên bệnh lý, đồng thời hướng dẫn các bài tập giãn cơ giúp tăng cường sự linh hoạt dẻo dai của cơ cổ, vai gáy.

              Ngoài ra người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, kích thích điện….

              3. Sử dụng thuốc Tây y - phẫu thuật

              Đối với các bệnh nhân có triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau thông thường paracetamol, thuốc giảm đau dạng phối hợp, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc tăng cường truyền dẫn thần kinh...Nếu như việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả, tùy theo các kết quả kết nghiệm, chẩn đoán bác sĩ có thể sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật để chỉnh sửa lại cột sống giải phóng chèn ép thần kinh.

              4. Phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả

                Để phòng tránh, ngăn ngừa và hỗ trợ giảm đau hiệu quả hội chứng cổ vai cánh tay, chúng ta không chỉ cần xây dựng 1 lối sống khoa học với việc tập thể dục thể thao hợp lý, nghỉ ngơi và thư giãn vùng cổ khi làm việc, mà chúng ta còn cần chăm sóc sức khỏe của bản thân toàn diện hơn từ sâu bên trong.

                • Bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin D và kali, tránh những thực phẩm chứa kích thích như thuốc lá, rượu bia…
                • Thường xuyên thực hiện các động tác massage xoa bóp vùng cổ giúp các thớ cơ được thư giãn, xua tan nhức mỏi, lưu lượng máu lưu thông tốt hơn sau thời gian dài đọc sách, làm việc với máy tính….

                Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

                HOTLINE: 19000252 hoặc đội ngũ hỗ trợ 24/7 - (097 716 22 22)

                CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM 

                CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM 

                CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM 

                CN4: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội 

                CN5: 152 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Đường Cây Trâm cũ) 

                Bài viết mới nhất

                Callnow larg