Hé lộ điều ít ai biết về cách chữa rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng biến chứng mà nó để lại rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng Himalaya Health Spa tìm hiểu rõ hơn bài viết dưới đây.
I.Rối loạn mỡ máu là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn mỡ trong máu?
Rối loạn mỡ máu là do thay đổi thành phần bên trong mỡ hoặc cholesterol, các thành phần này có thể tăng hay giảm thành phần mỡ trong cơ thể.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu là bệnh có biểu hiện thay đổi lượng mỡ trong cơ thể
Đây cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch.
Khi xét nghiệm mỡ máu có 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm đó là cholesterol toàn phần LDL, cholesterol HDE, cholesterol và Triglyceride.
Muốn phát hiện sớm cần làm xét nghiệm đầy đủ để đánh giá những tình trạng mỡ trong máu.
Trong 4 thành phần xét nghiệm có đến 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại đó là cholesterol toàn phần, cholesterol EDE, cholesterol Triglycerid còn lại chỉ có 1 thành phần giúp bảo vệ là HDL cholesterol.
Khi xem xét kết quả xét nghiệm cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ HDL và thành phần gây hại LDL.
Nếu thành phần gây hại cao và thành phần bảo vệ thấp thì việc điều trị rối loạn mỡ ở máu không thể chậm trễ.
Khi có sự bất thường ở bất cứ thành phần mỡ máu nào thì đó chính là tình trạng rối loạn mỡ máu.
Ngoài ra cũng cần lưu ý đến những yếu tố liên quan như tuổi tác, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay chứng bệnh tiểu đường đi kèm.
II.Những ai có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao?
Theo những đánh giá khách quan từ thực tế có nhiều bệnh nhân bị mỡ máu cao, nguyên nhân chủ yếu xuất phát bởi những lý do dưới đây.
1.Chế độ sinh hoạt không khoa học
Tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ rối loạn mỡ trong máu tuy nhiên những người có chế độ ăn không khoa học sẽ có nguy cơ bị rối loạn lipid máu nhiều hơn.
Hoặc những người có bệnh đái tháo đường, béo phì hay nghiện rượu, thuốc lá sẽ có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn người bình thường.
Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ có nguy cơ mỡ máu cao
Nhiều người không hút thuốc lá, không nghiện rượu, thường xuyên ăn chay trường nhưng cũng bị rối loạn mỡ trong máu.
Sở dĩ là do 2 nguyên nhân do cholesterol từ thức ăn hàng ngày trong thịt mỡ, trứng chỉ chiếm 20% nhu cầu của cholesterol trong cơ thể.
Còn lại lượng cholesterol là do gan tự tổng hợp từ đường và đạm nên vì thế dù không ăn mỡ, nhiều người vẫn gặp phải rối loạn mỡ trong máu.
2.Tuổi tác và giới tính
Theo những nghiên cứu từ các Bác sĩ cho thấy, estrogen ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp tới các mạch máu.
Nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi thường có tỉ lệ glycerid thấp hơn so với nam giới, tuy nhiên khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng glycerid hay cholesterol xấu ngày càng tăng và làm tăng khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch. .
3.Yếu tố di truyền
Bệnh nhân có bố mẹ, anh chị trong gia đình hoặc họ hàng gần có tiền sử bị bệnh rối loạn thì khả năng bệnh nhân bị di truyền chứng bệnh rối loạn mỡ trong máu sẽ rất cao.
III.Mỡ máu cao nguy hiểm như thế nào?
Thói quen dinh dưỡng không hợp lý, công việc bận rộn nhất là đối với công việc bận rộn, ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, chứng mỡ máu cao.
Dấu hiệu đáng được cảnh báo đó là số ca bệnh bị mỡ máu cao không ngừng tăng nhanh mà ngày càng trẻ hóa và với nhiều biến chứng nguy hiểm, mỡ máu cao còn liên quan tới nhiều bệnh lý.
Bệnh rối loạn mỡ trong máu cao hơn đang có xu hướng trẻ hóa
Rối loạn mỡ máu Triglycerid cao có thể gây sưng tuyến tụy hay bất ngờ đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh.
Chưa nói đến nhiều trường hợp còn đe dọa tới tính mạng người bệnh nên cần hết sức lưu ý tới vấn đề này.
Bên cạnh đó, bệnh mỡ máu cao còn liên quan đến chứng bệnh tiểu đường tuýp II nhất là những người có nguy cơ cao bị bệnh huyết áp và mỡ bụng HDL thấp và đường huyết cao.
Rối loạn mỡ máu Triglycerid kết hợp với 2 trong bất kỳ điều kiện nào ở trên cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp II lên gấp 5 lần.
Bệnh lý diễn biến âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não hay biến cố mạch vành.
IV.Cách điều trị rối loạn lipid máu
Điều trị bệnh rối loạn lipid mỡ máu phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của bản thân người bệnh. Trong đó chúng ta cần lưu ý:
1.Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Nếu rối loạn này chủ yêu do chế độ sinh hoạt như ăn quá nhiều đường, quá nhiều chất bột, uống nhiều rượu bia hoặc ăn nhiều nội tạng động vật gây ra loại lipid máu và thay đổi.
Nếu điều chỉnh chế độ khoa học hơn có thể trở lại bình thường. Nếu thay đổi chế độ sinh hoạt như ăn uống hay giảm cân mà cơ thể vẫn bị rối loạn lipid máu thì cần phải điều trị bằng thuốc.
2.Dùng thuốc cho người rối loạn lipid máu như thế nào?
Sử dụng thuốc Bác sĩ sẽ dựa vào thành phần rối loạn trong thành phần của lipid đó để lựa chọn những thuốc khác nhau.
Hiện nay có 2 nhóm thuốc chủ yếu để điều trị rối loạn lipid máu đó là
- Nhóm thuốc fibrat: nhóm này chưa được chứng minh là có lợi trong việc bảo vệ tim mạch.
- Nhóm thuốc statin: nhóm thuốc đã được chứng minh có khả năng điều trị những biến cố tim mạch ở người rối loạn lipid máu.
2.Chế độ ăn cho người rối loạn mỡ máu
Bởi tất cả các thành phần trong thức ăn mang lại thì đều cần tuy nhiên nếu 1 chế độ ăn hài hòa, đầy đủ các dưỡng chất sẽ tốt nhất.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh mỡ máu
Nếu ăn kiêng chất này và ăn quá nhiều chất khác thì bản thân chế độ ăn sẽ thiên lệch và gây ra rối loạn chuyển hóa.
Chính vì vậy chúng ta nên có chế độ ăn hợp lý phụ thuộc vào thành phần rối loạn lipid trong máu.
Nếu bệnh nhân tăng quá nhiều thành phần trong mỡ nhiều thì đó chính là thủ phạm gây thừa cân, lười vận động, béo phì, ăn quá nhiều chất ngọt, uống nhiều rượu bia, đây là điều chúng ta phải thay đổi.
Thành phần cholesterol tăng đặc biệt là cholesterol xấu là do phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, thịt đến từ động vật...
Chính vì thế bệnh nhân nên:
- Ăn nhiều chất xơ có trong trái cây ít đường, không ép mà ăn cả xác.
- Bổ sung tỏi, cá, các loại đậu thay cho thịt
- Ăn dầu đậu nành , oliu thay cho các loại mỡ
- Uống nhiều nước trong ngày kể cả nước trà xanh
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh rối loạn mỡ máu và những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bệnh nhân cũng có thể liên hệ tới địa chỉ của Himalaya Health Spa để được tư vấn miễn phí!
Himalaya Heath Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7