Massage trị liệu đau khớp gối có thực sự hiệu quả?

  • 13/10/2022
  • 2203 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Hiện nay, đau khớp gối không còn là căn bệnh xa lạ với mọi người, đặc biệt nó thể hiện cho một loại chấn thương nghiêm trọng hoặc các bệnh lý xương khớp tiềm ẩn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm khớp gối có thể gây ra những cơn đau âm ỉ, khó chịu và kéo dài. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp gối và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhé!

I. Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối được hiểu là tình trạng những cơn đau nhức nhối xuất hiện ở đầu gối và khu vực quanh đó. Những cơn đau này thường sinh ra do các vấn đề ở khớp gối, các mô mềm, gân, dây chằng, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối. Theo các kết quả nghiên cứu cấu trúc giải phẫu học, khớp gối là bộ phận có vị trí tiếp giáp giữa phần trên của xương chày, phần dưới của xương lồi cầu đùi và mặt sau của xương bánh chè. Do vậy, có thể hiểu rằng đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhiều nhất bởi chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng của cơ thể và cần di chuyển khá nhiều.

Đau khớp gối là tình trạng những cơn đau nhức nhối xuất hiện ở đầu gối và khu vực quanh đó.

II. Nguyên nhân đau khớp gối

Tình trạng mỏi gối, khớp gối kêu hoặc đau nhức khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bởi những nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đau khớp gối phổ biến thường gặp có thể kể đến như:

  • Liên quan đến nguyên nhân bệnh lý, tình trạng đau khớp gối có thể xuất hiện khi gặp các bệnh như viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, gout, bong gân, viêm bao hoạt dịch,...
  • Một vài chấn thương ở vùng đầu gối hoặc các vết thương bên trong gối như xương đùi gối, rạn vỡ sụn gối, bong gân, đứt dây chằng, giãn dây chằng,...
  • Do tính chất đặc thù của công việc, thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu gây cản trở quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể.
  • Do tình trạng rối loạn tự miễn dẫn đến tình trạng viêm khớp dạng thấp
  • Một nguyên nhân gây đau khớp gối khác phải kể đến là rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến tình trạng tích tụ tinh thể muối urat tại các khớp và sinh ra bệnh gout
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh gây tăng cân, béo phì tạo áp lực đè lên vùng gối

Những nguyên nhân gây đau khớp gối thường gặp

III. Biểu hiện bệnh lý của đau khớp gối là gì?

Tuỳ vào nguyên nhân mà mức độ nghiêm trọng và triệu chứng đau có thể khác nhau. Dưới đây là một vài biểu hiện bệnh lý thường gặp liên quan đến đau khớp gối:

  • Đau, sưng, cứng khớp hoặc nóng ấm khi chạm vào
  • Khớp không ổn định và yếu dần
  • Thường xuyên nghe thấy tiếng lạo xạo và lách tách ở vùng khớp
  • Không có khả năng uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối
  • Đầu gối trở nên yếu và không có khả năng chịu được lực
  • Đầu gối hoặc chân có dấu hiệu bị biến dạng rõ rệt
  • Nhức mỏi đầu gối về đêm
  • Sốt, xuất hiện mẩn đỏ ở vùng quanh gối
  • Khó khăn trong việc di chuyển, đi lại và vận động, thậm chí khi đứng thẳng cũng cảm thấy khó chịu và dễ bị ngã.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng teo cơ, liệt. Đây là tình trạng các cơ từ gối trở xuống bị yếu dần, đi không vững và cảm giác run chân.

Biểu hiện bệnh lý thường gặp của đau khớp gối

IV. Phương pháp điều trị đau khớp gối

Để làm giảm tình trạng đau nhức nhối, gây khó chịu cho người bệnh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây.

1. Phương pháp nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu là cách dùng nhiệt độ lạnh hoặc nóng chườm quanh khu vực khớp gối nhằm làm giảm những cơn đau nhức. Phương pháp này có thể áp dụng với những vùng chấn thương mới hoặc các cơn đau cấp tính, tình trạng sưng tấy, viêm như bong gân, chấn thương phần mềm,... Trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương hoặc đau do viêm cấp nên thực hiện chườm lạnh luôn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với biện pháp chườm nóng thường được ứng dụng trong các trường hợp đau mãn tính hoặc chấn thương khác như: xơ cứng gân trong khớp đầu gối, viêm mãn tính, thoái hoá sụn trong khớp,... Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đèn hồng ngoại nhằm hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức khớp gối. Tuy nhiên cần sử dụng trong khoảng thời gian ngắn (thông thường là 20 phút/ngày) và hết sức thận trọng tránh bị bỏng hoặc làm suy giảm cảm giác của da.

Sử dụng phương pháp nhiệt trị liệu

2. Sử dụng thuốc tây

Nhằm làm giảm những cơn đau dai dẳng, khó chịu ở vùng khớp gối cách nhanh chóng bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp là dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thăm khám bác sĩ và dùng các loại thuốc được kê đơn rõ ràng. Đây được xem là cách phổ biến và có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp đau, viêm khớp gối khác nhau.

Một số loại thuốc giảm đau dành cho bệnh đau khớp gối không kê toa (OTC) có thể kể đến như: Paracetamol, Acetaminophen; thuốc chống viêm giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen; thuốc tiêm chứa Corticosteroid, thuốc giãn cơ, Vitamin nhóm B liều cao, các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ phục hồi xương khớp. Trong trường hợp không đáp ứng được với các loại thuốc giảm đau không kê toa hoặc sinh ra tác dụng phụ có thể thăm khám bác sĩ và sử dụng các loại thuốc phù hợp hơn. Thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 là một trong những loại được chỉ định hỗ trợ giảm đau, kháng viêm. Loại thuốc này khá tương tự với thuốc NSAIDs, tuy nhiên ưu điểm nổi bật là ít gây ra tác dụng phụ đối với dạ dày và thận.

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, bạn cũng có thể dùng kem hoặc gel bôi ngoài da với công dụng giảm đau. Tuy nhiên, dù thông qua đường uống hoặc đường bôi thì các loại thuốc này cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau tức thời chứ không thể chữa lành hoàn toàn được.

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, sưng viêm vùng khớp gối

3. Massage khớp gối Ayurveda khớp gối cổ truyền Ấn Độ

Ngoài biện pháp nhiệt trị liệu, sử dụng thuốc tây, thì xoa bóp khớp gối cũng được xem là một liệu pháp hỗ trợ điều trị tình trạng mỏi gối, khớp gối kêu và nhức mỏi đầu gối về đêm. Theo quan niệm của Y học cổ truyền, massage khớp gối có công dụng làm giảm căng cứng cơ, lưu thông khí huyết và tăng dịch nhờn ở khớp, tái tạo lớp sụn.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối là biện pháp được ứng dụng phổ biến bởi không chỉ dễ dàng thực hiện mà còn mang lại hiệu quả tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, để quá trình xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp gối đạt được kết quả tích cực, bạn không nên tự massage khớp gối tại nhà mà cần tìm đến các cơ sở uy tín, chất lượng để thực hiện dịch vụ này.

Nhắc đến massage khớp gối, một trong những địa chỉ được khách hàng tin tưởng và lựa chọn không thể không nhắc đến là Himalaya Health Spa. Với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên chuyên viên, Himalaya đã ứng dụng thành công trị liệu cổ truyền Ấn Độ tại Việt Nam. Trong đó, Himalaya chú trọng vào việc đào tạo kỹ thuật viên chuyên nghiệp, bài bản nhằm mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và giá trị nhất trong việc chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc.

Nguồn nguyên liệu sử dụng trong các dịch vụ đều được chắt lọc từ thiên nhiên và đều là các loại thảo dược quý hiếm từ Ấn Độ. Những lý do này là minh chứng xác thực nhất về việc Himalaya là cơ sở xoa bóp khớp gối uy tín và được đông đảo khách hàng tìm đến.

a. Sự kết hợp của Y học cổ truyền và thảo mộc thiên nhiên

Cách xoa bóp khớp gối tại Himalaya được khách hàng săn đón nhiều nhất là Ayurveda khớp gối. Đây là liệu pháp kết hợp hài hòa giữa tinh hoa của phương pháp Y học cổ truyền và thuyết các đường kinh lạc nhằm cải thiện sức khỏe khớp gối cách hữu hiệu nhất. Trong quá trình trị liệu Ayurveda khớp gối tại Himalaya có sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên và thiết bị hiện đại như: tinh dầu Ayurveda 5000 năm chiết xuất từ 9 loại thảo dược quý hiếm, túi thảo dược Ayurveda, lược chải chuyên dụng, đá nóng, khăn nóng thảo dược, dầu nóng Hàn Quốc,...

Liệu pháp Ayurveda khớp gối tại Himalaya kết hợp giữa Y học cổ truyền và thuyết các đường kinh lạc

b. Công dụng của liệu pháp Ayurveda khớp gối

Liệu pháp Ayurveda khớp gối phù hợp với những người bị đau khớp gối do hoạt động thể thao, tính chất công việc đứng nhiều, bệnh lý hoặc làm việc trong môi trường lao động nặng. Sử dụng phương pháp xoa bóp khớp gối tại Himalaya sẽ hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức, sưng tấy vùng gối, cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp bôi trơn, tái tạo sụn, và ngăn ngừa quá trình lão hóa xương.

c. Phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị

Có thể thấy rằng, so với sử dụng thuốc tây hoặc nhiệt trị liệu thì massage khớp gối bằng liệu pháp Ayurveda khớp gối tại Himalaya Health Spa vẫn là phương pháp đơn giản, an toàn, ít gây ra tác dụng phục và mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị đau khớp gối. Do vậy, bạn có thể tham khảo và cân nhắc về việc lựa chọn phương pháp điều trị đau khớp gối phù hợp cũng như đạt kết quả tối ưu nhất.

d. Câu hỏi thường gặp trong massage khớp gối

Khi tìm hiểu về cách xoa bóp khớp gối, không ít người đã thắc mắc rằng: tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là không. Bởi khi bị tràn dịch khớp gối, vùng này sẽ bị nóng đỏ khớp, đau nhức, sưng tấy,... Do vậy không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Như vậy, qua những thông tin chi tiết trên đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn về bệnh đau khớp gối. Đây là một căn bệnh phổ gối và đang có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy, tình trạng đau nhức, sưng viêm hoặc mỏi gối có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, đặc biệt là những người trưởng thành, người cao tuổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đừng để những cơn đau nhức, dai dẳng quấy rầy cuộc sống bạn nữa, thay vào đó hãy ứng dụng giải pháp xoa bóp khớp gối, cụ thể là Ayurveda khớp gối tại Himalaya để cải thiện và phục hồi nhé!

Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7

Bài viết mới nhất

Callnow larg