Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

  • 09/12/2020
  • 2568 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Đau dây thần kinh tọa (đau thần kinh hông to) là một bệnh lý gây ra những cơn đau do chèn ép lên rễ thần kinh. Trong đó dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể chạy dọc từ cột sống lưng đến mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân và ngoài mắt cá chân và xuống các ngón chân. Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 30, chủ yếu là ở những người lao động. Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng không được phát hiện kịp thời và điều trị sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm

.

I. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa như thế nào?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu các cơn đau thần kinh tọa qua các triệu chứng dưới dây:

  • Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng cột sống thắt lưng chạy dọc xuống hông, các cơn đau lúc âm ỉ lúc tê buốt dữ dội, thậm chí còn cảm thấy đau lan sang cả phần đùi và cẳng chân, và ngón chân. Trong đó người bệnh đau đến phần kheo chân có thể là do tổn thương rễ thần kinh L4, ngược lại nếu là tổn thương rễ thần kinh L5 sẽ có những cơn đau đến phần mu bàn chân, các ngón chân.
  • Các cơn đau nhức có thể xuất hiện đột ngột khi đang ngủ hoặc đang thực hiện 1 tư thế nào đó, nhất là khi ngồi lâu hoặc mang vật nặng, đối với người đã mắc bệnh lâu năm còn cảm thấy những cơn đau như dao đâm, chỉ cần hắt hơi hay ho, giẫm châm mạnh xuống đất cũng bị đau nhói.
  • Các cơn đau nhức lan sang mông, bắp chân, thậm chí là tê bì cả các cơ chân.

II. Đâu là nguyên nhân đau thần kinh tọa?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa. Thường xuất phát từ các yếu tố bên ngoài do thói quen sinh hoạt sai cách hoặc đôi khi là những cơn đau từ bệnh lý xương khớp mà người bệnh mắc phải.

  • Tai nạn giao thông, chấn thương do tập luyện thể thao hay lao động khiến cho rễ thần kinh bị tổn thương
  • Các thói quen sinh hoạt không tốt do ảnh hưởng bởi nghề nghiệp như đứng quá lâu, làm việc 1 chỗ lâu không vận động, ngồi làm việc và học tập sai tư thế, đi giày cao gót thường xuyên gây áp lực lên phần xương và chèn ép rễ thần kinh.
  • Khuân vác vật nặng đột ngột sai tư thế
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên ở những người trung niên, cao tuổi
  • Một nguyên nhân quan trọng khác thường dẫn đến đau dây thần kinh tọa đó là bệnh thoát vị đĩa đệm, cụ thể là L4 L5, L5-S1 gây chèn ép rễ thần kinh L5 và S1…
  • Bên cạnh đó còn có một số bệnh lý xương khớp hiếm gặp như người bệnh bị lao, khối u, bị hẹp ống thắt lưng, tổn thương thân đốt sống do vi khuẩn…

III. Làm cách nào để phát hiện đau dây thần kinh tọa sớm?

Lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình là một điều quan trọng giúp bạn có thể sớm phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn trong đó có đau dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó việc thường xuyên thăm khám tổng quát định kỳ cũng là phương pháp hiệu quả giúp bạn phát hiện bệnh và có phương hướng điều trị hợp lý với sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để có thể chẩn đoán chính xác liệu bạn có đang bị đau dây thần kinh tọa hay không, bạn có thể sẽ phải thực hiện một số nghiệm pháp và các xét nghiệm chụp chiếu.

Chẩn đoán:

  • Hệ thống điểm đau Valleix và dấu hiệu chuông bấm dương tính

  • Dấu hiệu Lasègue

  • Dấu hiệu Chavany; dấu hiệu Bonnet

  • Phản xạ gân xương: Xem phản xạ gân bánh chè yếu hoặc mất hoàn toàn nếu có tổn thương ở rễ L4; Thử nghiệm phản xạ gân gót yếu hoặc mất nếu có tổn thương ở rễ S1.

Các xét nghiệm như: Chụp X-quang, cộng hưởng MRI, chụp CT Scan, phương pháp điện cơ.

IV. Phòng tránh và khắc phục đau dây thần kinh tọa

Để phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa trong cuộc sống sinh hoạt người bệnh cần phải lưu ý và sửa bỏ một số thói quen xấu

Cách phòng tránh đau thần kinh tọa

Để phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa, trong sinh hoạt và cuộc sống người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc, hay lái xe lâu, tránh các tư thế ngủ gục trên bàn, ngồi cong vẹo cột sống, ngủ sai tư thế.
  • Trước khi tập thể dục thể thao nên khởi động trước, tránh mang vác vật nặng đột ngột.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa sức, nên bơi lội, tập yoga và các bài tập giãn cơ để tăng sức bền, độ dẻo dai cho cơ lưng.
  • Bổ sung các dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như canxi, vitamin, xây dựng thực đơn phù hợp, dinh dưỡng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc căng thẳng.

V. Cách khắc phục tình trạng đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có biện pháp nội khoa, ngoại khoa, y học cổ truyền, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Một số phương pháp chúng ta có thể kết hợp đồng thời để tăng hiệu quả tốt hơn.

1.Nội khoa

    Đau dây thần kinh tọa là những cơn đau nhức nhối, khó chịu mà bất cứ ai đều không mong muốn, bệnh lý này đem đến nhiều phiền toái, cản trở cuộc sống của người bệnh. Để phần nào thuyên giảm tình trạng đau đớn, hầu hết các bác sĩ đều chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm, bên cạnh đó có thể khuyến khích người bệnh sử dụng thêm thuốc Đông y.

    Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng mang đến hiệu quả lâu dài, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trong nhiều ngày liên túc có thể khiến cho người bệnh dễ bị viêm loét dạ dày, suy yếu gan, thận…

    Tuy nhiên trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả người bệnh nên áp dụng các phương pháp khác.

    2. Ngoại khoa

      Đối với các bệnh nhân có bệnh lý quá nặng, điều trị bằng thuốc không có tác dụng nhiều, bên cạnh đó bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, đau quá mức thì tùy vào các xét nghiệm và tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉnh định nên hay không phẫu thuật.

      3. Vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa

        Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn và chỉ định sử dụng khi gặp tình trạng đau dây thần kinh tọa. Trong đó bệnh nhân sẽ thực hiện các liệu pháp như chiếu tia hồng ngoại, laser sóng ngắn, từ trường, điện chẩn tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể kết hợp châm cứu, thủy châm tại các khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng của bệnh viện.

        4. Phương pháp hỗ trợ giảm đau bằng xoa bóp bấm huyệt

          Từ lâu xoa bóp bấm huyệt đã được coi là phương pháp có nhiều ưu việt trong phòng tránh bệnh lý xương khớp và chăm sóc sức khỏe mà không cần dùng thuốc, không lo về tác dụng phụ. Với những kích thích vật lý tác động và da cơ, thần kinh và mạch máu tại chỗ sẽ góp phần làm thuyên giảm những cơn đau nhức do đau dây thần kinh vai gáy, đồng thời giúp chúng ta giãn cơ khỏi những tắc nghẽn, bó cơ, tăng lưu thông khí huyết, có tác dụng tăng cường dinh dưỡng làm cơ thể tự phục hồi, tái tạo năng lượng hạn chế quá trình thoái hóa xương khớp.

          “Có bệnh thì vái tứ phương” tuy nhiên câu nói ấy chỉ đúng khi chúng ta thực sự đã có cái nhìn đúng và rõ ràng về bệnh lý của mình. Đau dây thần kinh tọa cũng vậy, thay vì chúng ta phải bỏ ra thật nhiều tiền và thời gian công sức để chạy chữa bệnh chỗ người ta mách dù không tên tuổi, hãy hiểu rõ về bệnh lý của mình, phát hiện kịp thời để được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

          Và hơn bao giờ hết, chăm sóc sức khỏe hàng ngày, phòng bệnh luôn luôn “ hơn chữa bệnh”, bởi vậy hãy cùng xây dựng cho bản thân lịch sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng, thể dục thể thao hay đơn giản là những liệu trình đặc biệt nâng cao thể chất ngay từ bây giờ nhé. Himalaya Health Spa hứa hẹn sẽ làm điểm đến tuyệt vời để bạn cùng người thân yêu chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp toàn diện, tạo nên sức mạnh chìa khóa mở cánh cửa tương lai.

          Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

          HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7

          CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM

          CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

          CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

          CN4: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

          CN5: 152 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Đường Cây Trâm cũ)

          Bài viết mới nhất

          Callnow larg