Cứng khớp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Khớp gối không chỉ thực hiện chức năng vận động mà còn là bộ phận chống đỡ trọng lực của cơ thể. Do đó, khớp gối suy yếu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan và mọi hoạt động của cơ thể. Theo đó, cứng khớp gối là một trong những dấu hiệu ban đầu cho báo động bộ phận này đang bị hư tổn hoặc thoái hóa. Vậy đâu là nguyên dẫn đến tình trạng này và cách điều trị ra sao? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn lý giải điều này. Cùng theo dõi nhé!
I. Cứng khớp là gì?
Cứng khớp gối được hiểu là tình trạng các khớp gặp khó khăn khi cử khi cử động. Các bộ phận thường gặp phải tình trạng có thể kể đến như: cứng khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu, cổ chân, đầu gối, bàn hoặc ngón chân.
Triệu chứng thường gặp của cứng khớp ban đầu chỉ ở mức độ nhẹ và không có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị, theo thời gian tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn và khó di chuyển, vận động ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.
Cứng khớp gối được hiểu là tình trạng các khớp gặp khó khăn khi cử khi cử động
Các biểu hiện của cứng khớp gối, cứng khớp ngón tay hoặc các bộ phận khác phần đa thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc vận động sai tư thế. Tuy nhiên, sau khi có động tác gập duỗi các khớp thì sẽ dễ dàng cử động như bình thường. Đây thường được gọi là dấu hiệu phá gỉ khớp.
Dấu hiệu để nhận biết cứng khớp gối là đau nhức vùng khớp, khó khăn trong việc di chuyển hoặc sinh hoạt thường ngày. Theo thời gian, tình trạng này có thể nặng hơn và làm tổn thương đến khớp, suy giảm chức năng vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
II. Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp gối
Cứng khớp thường xuất hiện ở các vị trí như: đầu gối, cổ chân, ngón tay, cổ tay,... Do vậy, tình trạng gây đau nhức và khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt hằng ngày. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp gối có thể kể đến như:
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp được hiểu là một dạng viêm khớp thoái hóa sinh ra do nguyên nhân hao mòn khớp. Các loại thoái hóa khớp thường gặp như: thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp vai, thoái hóa khớp háng,...
2. Viêm khớp dạng thấp
Đây được coi là căn bệnh phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt ở độ tuổi từ 30 - 50. Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn tự miễn dịch khiến các khớp bị tấn công và gây ra tổn thương, cứng khớp.
Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây ra cứng khớp
3. Viêm cột sống dính khớp
Vôi hóa cầu xương giữa các đốt sống, dính khớp cùng chậu là những biểu hiện đặc trưng của viêm cột sống dính khớp, làm mất đi khả năng vận động. Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp còn gây ra triệu chứng đau nhức, căng cứng ở vùng hông, lưng dưới,...
4. Ung thư xương
Người bị ung thư xương thường có triệu chứng đau nhức vùng xương, khớp, khả năng vận động kém đi. Tuy nhiên, trường hợp này thường hiếm gặp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
5. Viêm bao hoạt dịch
Đây là tình trạng các bao hoạt dịch khớp bị viêm khiến màng hoạt dịch dày lên gây đau và cứng khớp gối.
6. Lupus ban đỏ
Đây là một dạng bệnh tự miễn khiến các mô, cơ, khớp bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau nhức.
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn khiến các mô, cơ và khớp bị tấn công và gây căng cứng
7. Bệnh gout
Là bệnh viêm khớp có liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa protid trong cơ thể. Bệnh này thường gây ra triệu chứng cứng khớp, sưng, nóng, đỏ, đau khớp ở ngón chân.
8. Chấn thương
Sau tai nạn hoặc chấn thương do vận động thể thao có thể khiến sụn bị tổn thương, trật khớp, gãy xương và dẫn đến cứng khớp khuỷu sau chấn thương cũng như cứng khớp ở các bộ phận khác.
9. Lão hóa xương
Theo thời gian, các khớp xương chịu áp lực lớn từ cơ thể dễ dần bị lão hóa và gây ra tình trạng cứng khớp gối.
III. Cách điều trị cứng khớp gối
Nếu không có phác đồ điều trị cứng khớp khuỷu tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến cơ thể. Vì thế, khi gặp các biểu hiện của cứng khớp bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa cứng khớp ngón tay, khớp gối, cổ chân, bàn chân dưới đây.
1. Sử dụng phương pháp chườm nóng, chườm lạnh
Nhiệt độ cao hoặc thấp đều có công dụng làm giảm tình trạng cứng khớp và làm tăng độ linh hoạt của các khớp.
Đối với những tổn thương ở cấp độ nhẹ như: sưng, đỏ, đau, nóng,... thì có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh trong vòng 15 - 20 phút. Thực hiện liên tục vài lần trong ngày sẽ làm giảm các cơn đau và giúp khớp dễ dàng vận động hơn.
Đối với những tổn thương mãn tính hoặc lâu ngày có biểu hiện thoái hóa, đau khớp nhưng không gây ra tình trạng sưng nóng, đỏ hoặc viêm thì nên chườm nóng. Biện pháp này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giãn nở các cơ và khớp gối.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh có khả năng làm giảm tình trạng cứng khớp gối
2. Thuốc giảm đau
Cách chữa cứng khớp ngón tay, ngón chân, khớp gối hoặc các bộ phận khác thường được sử dụng khá phổ biến là dùng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc làm giảm tình trạng cứng khớp có thể kể đến như: thuốc chống viêm Steroid (NSAID), Celebrex, Arcoxia,...Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau này cần có sự hướng dẫn và kê đơn từ các bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.
3. Tập luyện cứng khớp gối
Tập luyện cũng là một cách điều trị tình trạng cứng khớp gối hiệu quả và được khuyến cáo sử dụng. Bởi đây là cách tốt nhất để giải phóng Endorphin - một loại hormone có khả năng làm giảm cơn đau cho cơ thể. Ngoài ra, việc tập luyện này còn kích thích quá trình lưu thông máu diễn ra hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày bạn có thể thực hiện một số bài tập cứng khớp ngón tay, ngón chân hoặc khớp gối dưới đây.
a. Bài tập làm duỗi cơ tứ đầu
Khởi động với tư thế đứng cạnh tường hoặc dùng ghế để hỗ trợ. Tiếp đến, dang rộng hai chân bằng vai và một đầu gối cong, đồng thời bàn chân di chuyển về phía mông. Sau đó, nắm chặt lấy mắt cá chân bằng tay và từ từ kéo về phía mông, giữ trong khoảng 30 giây. Cuối cùng, trở về tư thế ban đầu và thực hiện ngược lại với chân còn lại. Nên thực hiện động tác này lặp đi lặp lại 2 lần cho 2 chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đây là bài tập chú trọng vào cơ tứ đầu, gốm có 4 cơ phía trên xương bánh chè kết hợp với nhau, nhằm làm giảm đau nhức cho các cơ vùng hông tứ đầu.
b. Bài tập cho gót chân và bắp chân
Bắt đầu với tư thế đứng thẳng người và đứng đối diện với bức tường. Tiếp theo, đặt tay lên tường, đồng thời di chuyển một chân ra phía sau, sao cho ngón chân hướng về phía trước và gót chân chạm mặt đất, đầu gối uốn cong nhẹ. Thực hiện nhún chân trước xuống và đưa cơ thể vào gần tường trong khoảng thời gian 30 giây, rồi đổi chân còn lại. Lặp đi lặp lại động tác này 2 lần cho 2 chân, sẽ giúp giảm tình trạng căng cứng cho chân của bạn.
c. Bài tập giúp giãn gân kheo
Đầu tiên, nằm xuống đất và hai chân duỗi thẳng sao cho hai đầu gối cong và hai chân tiếp xúc với mặt đất. Tiếp đến, nhấc một chân lên khỏi mặt đất và đặt hai tay ra sau đùi, đồng thời kéo đầu gối ra trước ngực sao cho có cảm giác căng rồi giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây. Sau đó, hạ xuống nhẹ nhàng và thực hiện với chân còn lại. Động tác này nên thực hiện lặp đi lặp lại 2 lần để đạt kết quả tối ưu nhất.
4. Thực hiện tiêm Steroid
Trong một số trường hợp, theo chỉ định của bác sĩ nên tiêm Steroid cho những người bị viêm khớp dẫn đến cứng khớp. Phương pháp này sẽ không phù hợp với những trường hợp viêm khớp nặng và tác dụng của thuốc sẽ không có hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp việc tiêm nhắc lại sẽ không phát huy tác dụng.
Thực hiện tiêm Steroid
5. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Ngoài việc dùng thuốc, tập luyện thì chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hiệu quả giảm đau, cứng khớp. Theo đó, nên thiết lập chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bệnh cứng khớp, điển hình như: dầu cá, hạt lanh,...
Dầu cá: Theo các kết quả nghiên cứu cho biết, trong dầu cá có chứa chất béo không bão hòa nên có khả năng làm giảm tình trạng cứng khớp, đặc biệt vào mỗi buổi sáng. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 300mg dầu cá mỗi ngày thông qua thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng để làm giảm triệu chứng cứng khớp gối, đau nhức thường gặp.
Hạt lanh: có chứa hàm lượng axit béo Omega-3 khác, ALA (axit alpha-linolenic) với tác dụng giảm viêm. Theo khuyến cáo nên bổ sung trung bình mỗi ngày 500mg hạt lanh đã được nghiền nát, bởi ở dạng này cơ thể sẽ dễ dàng phân hủy và xử lý hơn.
6. Vật lý trị liệu - Massage Ấn Độ
Massage theo phương pháp Ấn Độ là một trong những cách điều trị cứng khớp hữu hiệu nhất. Không chỉ có tác dụng làm giảm độ cứng, mà trị liệu bằng phương pháp massage còn giúp tăng khả năng vận động của khớp. Ngoài ra, thường xuyên xoa bóp trị liệu còn là cách tốt nhất để giảm cân, kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân gây áp lực và làm tăng nguy cơ đau nhức các khớp.
Massage theo phong cách Ấn Độ làm giảm căng cứng và tăng khả năng vận động của của khớp
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện xoa bóp trị liệu, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín, chất lượng để được các chuyên gia hướng dẫn và hỗ trợ. Một điểm đến nổi tiếng với thương hiệu lâu đời trong việc massage theo phong cách Ấn Độ được đông đảo khách hàng tin tưởng, lựa chọn là Himalaya Health Spa. Với hơn 20 năm kinh nghiệm và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công tinh hoa Y học cổ truyền Ấn Độ vào phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người Việt, các liệu trình trị liệu tại đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng cứng khớp gối cách hữu hiệu nhất.
Như vậy, có thể thấy rằng chúng ta không nên xem nhẹ tình trạng cứng khớp gối. Bởi những cơn đau cứng này là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe xương khớp của bạn đang bị suy yếu. Và nếu không có phác đồ điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp của bản thân và gia đình.
Himalaya Heath Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7