Chữa trị tận gốc bệnh paget xương - Thật may nếu bạn biết sớm những điều này

  • 21/04/2021
  • 781 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Bệnh paget xương ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày cho những ai đang mắc phải. Trong mục tin tức sức khỏe ngày hôm nay, Himalaya Health Spa sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng bệnh paget hiệu quả.

I.Bệnh paget xương là gì?

Bệnh paget xương là một rối loạn trong duy trì và phục hồi xương dẫn đến việc xương bị lệch so với cấu trúc ban đầu và đôi khi bị đau.

Bệnh paget thường làm sản xuất quá nhiều số lượng mạch máu trong xương, sự thay đổi này làm tăng nguy cơ mất máu nghiêm trọng trong một số hoạt động như phẫu thuật xương.

Chân của người bình thường (trái) và chân của một người bị paget xương (phải)

Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ vùng xương nào trên cơ thể như xương chậu, xương đòn, các đốt sống sọ và chân thường liên quan nhất.

Các xương bị ảnh hưởng ngày càng trở nên lớn hơn và bất thường về mặt cấu trúc. Điều này làm cho chúng ngày càng yếu đi và làm chúng dễ gãy hơn.

II.Nguyên nhân gây bệnh paget xương là gì?

Hầu hết các nhà khoa học chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính của bệnh paget xương. Theo một số nghiên cứu cho thấy, bệnh paget của xương có thể xuất hiện là do

1. Nhiễm virus

Xương của bệnh nhân bị nhiễm virus chậm từ nhiều năm trước khi xuất hiện các triệu chứng.

2.Yếu tố di truyền

Cùng có thể do yếu tố di truyền vì đôi khi nhiều người trong gia đình sẽ cùng mắc bệnh này. Yếu tố di truyền cũng có thể khiến cho bệnh này nhạy cảm với cùng một loại virus gây bệnh.

Hay những người có họ hàng gần với người mắc bệnh paget xương cũng rất dễ mắc phải.

3.Yếu tố nguy cơ

Người lớn tuổi trên 40 có nhiều khả năng tiến triển bệnh paget xương hay người có giới tính nam cũng có xu hướng mắc bệnh paget hơn là phụ nữ.

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh paget nhiều hơn nữ giới

Đây là vấn đề không thể tránh khỏi nên nam giới nếu có bệnh paget thì cần chủ động đi thăm khám và điều trị.

III.Triệu chứng bệnh paget

Thông thường bệnh paget xương không gây ra bất cứ triệu chứng gì mà chỉ có thể được chẩn đoán một cách tình cờ.

Khi bệnh nhân được chụp X-quang hoặc vì một lý do khác. Nếu các triệu chứng xuất hiện chúng có thể bao gồm:

  • Đau xương nặng hơn về ban đêm
  • Đau khớp, đặc biệt là gần các khớp xương bị ảnh hưởng
  • Biến dạng xương, chẳng hạn như chân hình cung hay lớn sọ
  • Gãy xương, xảy ra sau một tổn thương nhỏ

Bệnh paget của xương lâu ngày có thể dẫn tới những biến chứng sau:

  • Tê cóng, ngứa râm ran hay yếu ở vùng bị ảnh hưởng nếu xương ép lên các dây thần kinh, nằm kề.
  • Mất thính giác nếu có sự phát triển bất thưởng của xương ép lên dây thần kinh tai
  • Gãy xương: xương bị ảnh hưởng bởi bệnh paget lớn và dày đặc nên rất yếu và dễ gãy.
  • Suy tim: bất thường của bệnh paget có thể buộc tim làm việc nhiều hơn để bơm máu, đối với những người từng bị bệnh tim trước đó việc tim hoạt động nhiều có thể dẫn tới suy tim.
  • Ung thư xương: rất hiếm, chỉ chiếm 1%

IV.Cách kiểm tra tình trạng paget xương

Thông thường, để biết chính xác tình trạng paget xương ở người bệnh Bác sĩ sẽ dùng 2 thủ thuật hiện đại trong y hoa đó là kiểm tra hình ảnh và xét nghiệm máu.

1.Kiểm tra hình ảnh

Từ kết quả của bệnh nhân chụp MRI hoặc CT, Bác sĩ sẽ biết chính xác được hiện trạng của xương từ đó loại trừ được các bệnh về xương khớp khác có triệu chứng tương tự với paget xương.

Chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán bệnh liên quan tới xương khớp là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thăm khám bằng thiết bị hiện đại như MRI hoặc CT, người bệnh cũng có thể áp dụng xét nghiệm máu.

2.Xét nghiệm máu

Dựa vào chỉ số nồng độ phosphatase có trong máu Bác sĩ cũng biết chính xác được bệnh paget của xương.

V.Cách khắc phục và hỗ trợ giảm đau do paget xương gây nên

Nếu bệnh nhân không có triệu chứng có thể không cần điều trị.Tuy nhiên nếu bệnh đang hoạt động - biểu hiện ở việc mức độ phosphatase kiềm cao và đang có nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể thì nên điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

1.Sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc: trị liệu bằng thuốc bisphosphonate như alen dronat, ibandronate, pamidronate.

Dạng thuốc này thường dung nạp tốt khi dùng qua đường uống nhưng có thể gây kích ứng tiêu hóa. Nếu không phù hợp với bisphosphonate, Bác sĩ có thể kê Calcitonin…

2.Phẫu thuật xương

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể yêu cầu phẫu thuật để làm lành vết thương, thay thế những khớp bị hư hỏng do viêm khớp hoặc tổ chức lại xương bị biến dạng, giảm áp lực lên dây thần kinh.

3.Thận trọng trong sinh hoạt

Xương bị ảnh hướng từ căn bệnh paget rất lớn nên sẽ dễ gãy và suy yếu. Thường xuyên tập thể dục cũng là cách để duy trì sức mạnh của xương khớp.

Duy trì tập luyện điều độ sẽ cải thiện phần nào tình trạng chấn thương của xương khớp

Đừng quên tham khảo ý kiến Bác sĩ để có những bài tập phù hợp với bản thân mình bởi một số bài tập cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục hồi của xương khớp.

4.Chế độ ăn uống

Cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi để xương dễ hấp thụ và chắc khỏe hơn nhất là với những người đang điều trị bằng thuốc bisphosphonates.

VI.Có nên xoa bóp khi bị paget xương

Khi bị paget xương, người bệnh vẫn nên trị liệu xoa bóp bằng những bài tập phù hợp bởi những bài tập xoa bóp bấm huyệt đều là những giải pháp đã được chứng minh là khoa học và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Bệnh nhân có thể tham khảo bài tập trị liệu Ayurveda khớp gối - đây là một trong những bài tập kết hợp giữa tinh hoa y học cổ truyền cùng thuyết đường kinh lạc giúp giảm đau khớp.

Thêm vào đó, bài tập còn giúp bổ sung dưỡng chất giúp tái tạo sụn và xương dưới sụn, phòng ngừa loãng xương và cải thiện giấc ngủ.

Mô phỏng công đoạn nhỏ trong bài tập Ayurveda khớp gối

Bệnh paget xương có thể chữa khỏi nếu biết kết hợp các phương pháp điều trị và xư lý kịp thời. Nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh lý này hãy liên hệ theo địa của Himalaya Health Spa để được Chuyên gia hỗ trợ thăm khám miễn phí!

Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7



Bài viết mới nhất

Callnow larg