Chữa thoái hóa khớp hiệu quả? Hơn 80% người bệnh đang khổ sở vì bệnh lý này!

  • 04/04/2021
  • 1309 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Thoái hóa khớp là một diễn tiến của tự nhiên và cũng là nỗi lo lắng của những người có tuổi. Trong những bài viết lần trước, Himalaya Health Spa cũng có chia sẻ những chủ đề về viêm khớp vai hay viêm khớp cổ tay. Và ở bài viết này chúng tôi lại xin phép chia sẻ chủ đề về cách chữa trị thoái hóa xương khớp một cách cụ thể.

I.Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa xương khớp là sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và quá trình mất đi. Khi 2 quá trình này cân bằng với nhau thì hệ xương khớp được duy trì một cách khỏe mạnh.

Theo thời gian, sự mất cân bằng này sụn khớp sẽ không được bảo vệ và không được tái tạo, dần dần sẽ khiến sụn khớp bị khô, giòn và mất đi độ đàn hồi.

Mọi bộ phận trên cơ thể người đều có khả năng bị thoái hóa

Thêm vào đó, quá trình này còn làm tổn thương mặt sụn và mặt dưới sụn đưa đến tình trạng sự chịu lực của sụn khớp sẽ bị giảm đi.

Một số khớp bị lão hóa đầu tiên như khớp gối sau đó tới khớp cột sống nhất là cột sống cổ tới cột sống thắt lưng và tới thoái hóa khớp xương chậu, khớp háng

Còn những trường hợp khác sẽ bị thoái hóa ở những khớp khác nhưng sẽ có nguyên nhân. Ví dụ ở một số nghề nghiệp sẽ sử dụng khớp đó nhiều hơn.

Hay một số khớp không chịu lực nhiều nhưng vẫn có thể bị thoái hóa như khớp bàn tay.

II.Triệu chứng của thoái hóa xương khớp

Tùy từng vùng người bị thoái hóa khớp sẽ có từng tình trạng khác nhau. Đối với người bị đau khớp háng, khớp gối đi lại nhiều sẽ bị đau, người thừa cân đi lại nhiều cũng sẽ bị đau …

Tiến trình thoái hóa xương khớp của một người

Thậm chí đau âm ỉ và đau kéo dài, nên nếu bệnh nhân có những triệu chứng kể trên cần được chăm sóc đúng mức.

III.Cách trị thoái hóa khớp

Để điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả, người bệnh cần có sự điều trị tích cực từ nhiều phương pháp khác nhau như:

1.Sử dụng thuốc

Khi bệnh nhân bị đau khớp có nghĩa là bệnh khớp đang tiến triển chính vì vậy, bắt buộc phải dùng thuốc giảm đau.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tại nhà cần phải có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa khớp và trước khi sử dụng thuốc cần phải báo cho Bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng thuốc.

Thêm vào đó, người bệnh cũng cần có thông tin chi tiết về những bệnh lý đang mắc kèm theo để Bác sĩ có thể chỉ định toa thuốc phù hợp và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, những thuốc điều trị giảm đau chống viêm dùng trong điều trị các bệnh lý về khớp cũng có rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và hệ tim mạch.

Không nên tự ý dùng thuốc ở nhà hoặc ra hiệu thuốc mua hoặc nghe lời quảng cáo vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho việc theo dõi tiến trình của bệnh và tác dụng phụ của thuốc.

2.Nghỉ ngơi hợp lý

Trong thời gian bị đau khớp, người bệnh không nên vận động các khớp bị đau của mình và nên cho khớp được nghỉ ngơi.

Khi triệu chứng đau đã giảm rồi thì có thể áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu như: sóng siêu âm hồng ngoại, massage giảm đau cổ truyền.

Ayurveda trị liệu cổ truyền được áp dụng trong việc điều trị thoái hóa xương khớp

Tuy nhiên những bài tập massage cũng cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ từ Bác sĩ chuyên khoa bởi họ sẽ có bài tập phù hợp cho từng tình trạng của bệnh nhân.

3.Thoái hóa khớp ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự khỏe mạnh dành cho hệ xương khớp.

Nếu bổ sung đầy đủ dưỡng chất, xương khớp sẽ phát triển khỏe mạnh còn khi dư thừa hoặc thiếu hút lượng chất cần thiết cho cơ thể sẽ làm khớp dễ bị tổn thương và suy yếu.

Vậy thoái hóa khớp ăn gì?

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C:cam, dâu, cải xanh, cải xoăn ... 75mg/ngày đối vỡi nữ giới, 90mg/ngày đối với nam giới.
  • Vitamin D có trong : trứng, tôm, các loại cá biển, bơ, nấm … 85g – 1 lạng
  • Beta Carotene có trong lá bạc hà, cà chua, khoai lang

Ngoài ra người bệnh bị thoái hóa xương khớp cần kiêng đường và thực phẩm chứa carbohydrate, muối, mì chính đồ uống có cồn,..sẽ làm chậm quá trình hồi phục của khớp.

IV.Lưu ý dành cho những người đau khớp

Người đau khớp có nhiều triệu chứng khác nhau nên khi đau khớp người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa về khớp khi đó Bác sĩ sẽ khám và cho các xét nghiệm chẩn đoán và có thuốc điều trị phù hợp.

Ngoài ra bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc mà không được Bác sĩ kê đơn vì sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Khi người đang bị đau khớp không nên vận động hay xoa bóp các khớp bị đau, chờ khi hết đau mới có thể thực hiện các động tác đơn giản để tránh teo cơ hoặc các biến dạng của khớp.

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh thoái hóa xương khớp chúng ta cần lưu ý: duy trì cân nặng, không để béo phì.

Duy trì cân nặng giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng xương khớp

Tăng cường vận động 30 phút mỗi ngày, luôn giữ tư thế thẳng lưng hay không mang vác nặng hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.

Bệnh lý thoái hóa khớp không quá đáng sợ nếu chúng ta biết cách bảo vệ và điều trị đúng cách ngay từ lúc còn sớm nhất. Ngay từ bây giờ nếu bạn đang có những triệu chứng của bệnh hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

Himalaya Health Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7



Bài viết mới nhất

Callnow larg