Biến chứng tiểu đường ở chân có nguy hiểm không?

  • 01/11/2022
  • 1022 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Với những người mắc bệnh đái tháo đường chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với khái niệm biến chứng tiểu đường ở chân. Dạng biến chứng đái tháo đường này không những gây đau ở chân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của bàn chân đái tháo đường và kịp thời tìm kiếm giải pháp điều trị nhé!

1. Nguyên nhân biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng bàn chân đái tháo đường sinh ra do một số bệnh lý, như động mạch ngoại vi khiến bàn chân bị loét, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Theo một kết quả thống kê gần đây cho biết, trong 4 - 10% người mắc bệnh biến chứng tiểu đường ở chân thì có đến 1 - 4% là bị viêm loét. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh biến chứng đái tháo đường là do bệnh thần kinh tiểu đường và bệnh mạch máu ngoại vi.

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh biến chứng tiểu đường ở chân

a. Bệnh thần kinh tiểu đường

Đây là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên của những người đang mắc bệnh tiểu đường. Khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ làm tê ngoại vi chi dưới dễ hiểu hơn là tình trạng người bệnh mất hoàn toàn cảm giác ở các chi, thường xuyên khó chịu, đau nhức, lở loét, phồng rộp và thậm chí là nhiễm trùng. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn cụ thể là hoại tử hoặc đoạn chi nếu không được điều trị kịp thời.

Theo một số khảo sát cho biết các trường hợp bệnh nhân bị biến chứng đái tháo đường ở bàn chân do mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 45 - 60%. Và 45% trường hợp còn lại gây ra do bệnh thần kinh kết hợp với thiếu máu cục bộ sinh ra các vết loét. Chính vì vậy, những người bị mắc bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường gây ra có nguy cơ bị viêm loét chân gấp 7 lần so với người không bị.

b. Bệnh mạch máu ngoại vi (hay còn gọi là PAD)

Căn bệnh mạch máu ngoại vi là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy cung cấp cho các tế bào, làm phá vỡ cấu trúc các mô, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh mạch máu ngoại vi cũng chính là “thủ phạm” khiến tình trạng loét chân do đái tháo đường càng khó lành lặn và có nguy cơ bị cắt bỏ chân.

Bệnh mạch máu ngoại vi là một trong những nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường ở chân

c. Các yếu tố và nguy cơ khác

Biến chứng đái tháo đường ở chân còn bị tác động bởi các nguyên nhân khác như: bị dị tật ở bàn chân hoặc có vết loét, bị cắt cụt chi cùng bên hoặc bên cạnh; bị suy giảm thị lực, ít vận động khớp, bệnh thận mãn tính, lớn tuổi, đường huyết tăng không kiểm soát được, đái tháo đường kéo dài.

2. Biến chứng đái tháo đường ở chân có triệu chứng gì?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và từng thời điểm mà triệu chứng bàn chân đái tháo đường sẽ khác nhau. Mặc dù vậy, những người mắc chứng bệnh đái tháo đường có biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Xuất hiện cảm giác ngứa ran, tê tê, phồng rộp, thậm chí là mất cảm giác ở bàn chân
  • Bàn chân bị thay đổi sắc tố da hoặc nhiệt độ, hiện các vệt đỏ, đau nhói, có thể bị chảy dịch tiết hoặc không.
  • Có dấu hiệu ớn lạnh, sốt, sốc,tay chân tấy đỏ, khó kiểm soát lượng đường trong máu,...trong trường hợp bị nhiễm trùng và lan rộng.
  • Khi gặp phải các triệu chứng này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Triệu chứng thường gặp của bệnh biến chứng đái tháo đường ở chân

3. Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bàn chân đái tháo đường hay còn gọi là bàn chân tiểu đường thực chất đã là một dạng biến chứng của căn bệnh này. Ngoài biến chứng bàn chân tiểu đường, bệnh tiểu đường còn gây ra một số biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Biến chứng ở da: da vàng, u hạt vòng, bạch biến, u mỡ vàng, phỏng nước, bệnh gai đen, mụn nhọt,...
  • Biến chứng ở vùng mắt: mắt khô, đau nhức, mỏi mắt, giác mạc bị tổn thương hoặc bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh võng mạc,...
  • Biến chứng ở thần kinh như bệnh thần kinh đái tháo đường
  • Biến chứng ở thận như bệnh thận đái tháo đường
  • Ngoài ra, đó là các biến chứng như: huyết áp cao, bệnh cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch máu lớn, gan nhiễm mỡ, ketoacidosis tiểu đường (DKA)....

Những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Như vậy, có thể khẳng định rằng biến chứng tiểu đường ở chân là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bàn chân mà còn khiến cơ thể bị suy yếu. Chính vì vậy, để không xảy ra tình trạng biến chứng đái tháo đường hoặc bàn chân đái tháo đường, người bệnh khi mắc bệnh đái tháo đường loại 1 hoặc 2 cần đến ngay các cơ ở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài việc sử dụng thuốc kê đơn theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện cách khoa học để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và đẩy lùi tình trạng bàn chân tiểu đường.

Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7

Bài viết mới nhất

Callnow larg