Bí quyết chữa thoái hóa khớp cổ chân giúp tăng khả năng vận động

  • 07/04/2021
  • 836 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Thoái hóa khớp cổ chân là căn bệnh mà nhiều người lo lắng bởi vì nó liên quan trực tiếp tới cổ chân và ảnh hưởng tới mặt di chuyển. Cấu tạo, chức năng cũng như cách phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung dưới đây.

I.Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Cổ chân là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Bộ phận này được tạo nên bởi 2 đầu xương nối với nhau và có thể xoay được.

Nhiệm vụ chính của khớp cổ chân là giúp chúng ta đi lại và vận động một cách linh hoạt. Khớp cổ chân rất dễ bị chấn thương chủ yếu do 2 nguyên nhân: 

  • Do tai nạn: ngã xe máy từ đó dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân
  • Do tật bàn chân bẹt: 2 chân không bằng nhau, khớp cổ chân sẽ bị xoay và có nguy cơ bị thoái hóa.

Tai nạn hay do di chứng của bàn chân bẹt đều khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa khớp bàn chân

Biết được nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn chân từ đó người bệnh có thể biết cách phòng ngừa những nguy cơ gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

II. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Để tiến hành thoái hóa khớp cổ chân, Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý sau đó tìm hiểu về thời điểm bệnh nhân cảm thấy đau như: bị tai nạn hay do chấn thương khi tập luyện.

Tiếp theo Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cổ chân và khớp xoay xem vận động có bị hạn chế không. Nếu một khớp chân đau, chân còn lại không đau thì sẽ kiểm tra khớp chân đau và thử di chuyển chân đau rồi so sánh với chân còn lại.

Nếu khớp chân bình thường thì có thể gập được nhiều, nếu khớp chân đau chỉ có thể cử động hạn chế thì quá trình thoái hóa khớp diễn ra ở chân đau vì thoái hóa sẽ cản trở vận động.

Sau khi kiểm tra vật lý, điều quan trọng nhất phải có kết quả chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI - nhất là cộng hưởng từ MRI sẽ cho biết nhiều thông tin hơn về cơ, gân, bắp chân và dây thần kinh.

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán được mọi tình trạng thoái hóa khớp gối

Trong khi chụp X-quang chỉ có thể quan sát được tình trạng xương và tình trạng thoái hóa chứ không thấy được cấu trúc sụn khớp vì thế phim cộng hưởng từ MRI được sử dụng nhiều hơn.

Ngoài ra trong trường hợp cả khớp đều bị thoái hóa nhanh mà không có triệu chứng do chấn thương, Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout.

Khớp cổ chân rất dễ tổn thương, khi bắt đầu đã chớm bị thoái hóa, bệnh nhân cũng không thể bắt đầu lại được như trước.

Vì vậy nếu không kịp thời chẩn đoán và chữa trị vùng khớp sẽ bị dính lại, bệnh nhân có thể bị đau mãn tính, suy giảm chức năng và không thể thay thế được.

Bệnh nhân có thể được thay khớp nhân tạo nhưng đi lại vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và cơ thể sẽ bị thoái hóa nhanh nếu được điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng tồi tệ hơn.

III.Phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Các chuyên gia trị liệu cũng như các trị liệu viên sẽ dùng tay tác động lực vào các khớp, khớp cổ chân đôi khi không cử động được nếu nó bị viêm kể cả trước khi bị thoái hóa.

Đồng thời sẽ dùng tay tác động lực đủ mạnh để đưa các khớp xương về vị trí vốn có đôi khi chỉ cần một buổi điều trị, bệnh nhân đã có thể phục hồi rất nhanh.

Trong trường hợp bệnh thoái hóa tiến triển nhanh, cần kết hợp trị liệu nhiều phương pháp như: phòng tập thiết kế riêng biệt, trị liệu với laser cường độ cao, sóng xung kích và vật lý trị liệu.

Sử dụng phương pháp trị liệu Ayurveda là mẹo chữa các bệnh liên quan đến khớp

Ngoài ra bệnh nhân cần đi đế chỉnh hình bàn chân và khớp cổ chân như vậy có thể đi lại bình thường.

IV.Chế độ dinh dưỡng và lưu ý khi bị thoái hóa khớp chân

Khi điều trị thoái hóa khớp cổ chân, cần hạn chế chạy bộ ngoài ra cần kết hợp những bài tập để duy trì khớp cổ chân.

Khớp chân bị dị ứng với axit uric nên người bệnh hạn chế sử dụng

  • Các loại đậu, đỗ
  • Hải sản

Thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như

  • Trứng
  • Sữa
  • Omega trong cá hồi để tăng khả năng duy trì sụn khớp.

Món ăn dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa thoái hóa

  • Nếu bị chấn thương cổ chân do chơi thể thao, hãy tìm đến Bác sĩ uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
  • Nếu thường xuyên tập những môn thể thao mất sức như chạy bộ hãy đi những đôi giày tốt và vừa vặn.
  • Với chị em phụ nữ, không nên sử dụng giày cao gót thường xuyên, liên tục sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp mắt cá chân.
  • Hãy chỉ dùng những đôi đế bệt, nhẹ nhàng để quá trình di chuyển diễn ra thuận lợi hơn cũng như tránh những tổn thương không đáng có.

Thoái hóa khớp cổ chân xảy ra do rất nhiều nguyên nhân tuy nhiên có rất nhiều phương pháp để có thể điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn khách quan về căn bệnh này.

Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7

Bài viết mới nhất

Callnow larg