Bí quyết chữa bệnh thoái hóa khớp gối giúp cơ chân thêm linh hoạt
Khớp khối đóng 1 vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của mỗi người vì vậy căn bệnh thoái hóa khớp gối là căn bệnh nguy hiểm với tất cả mọi người. Hôm nay, hãy cùng Chuyên mục Sức khỏe và Làm đẹp của Himalaya Health Spa tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
I.Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp đồng thời xảy ra tình trạng viêm khớp. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể bị tàn phế.
Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như chất lượng sinh hoạt
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất của cơ thể, nó có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.
Khớp gối là phần nối giữa chân trên và chân dưới giúp chân cử động dễ dàng và cũng là một trong số những khớp dễ bị ảnh hưởng nhất chỉ sau khớp vai cùng khớp hông.
Cấu trúc của khớp gối bao gồm xương, sụn, dây chằng và gân, xương và sụn cách nhau bởi một lớp dịch khớp.
Khi khớp gối cử động sẽ gây tổn hại đến lớp sụn khớp và theo cơ chế tự nhiên của cơ thể sẽ phục hồi ngay sau đó.
Tất cả các khớp xương trên cơ thể đều có khả năng bị thoái hóa, khớp gối cũng không phải là một ngoại lệ.
II.Các giai đoạn thoái hóa khớp gối
Thông thường các giai đoạn thoái hóa khớp gối sẽ được chia làm 3 giai đoạn chính
1.Thoái hóa khớp gối độ 1: cấp độ nhẹ
Bắt đầu có cảm giác không thoải mái trong khớp gối, khe khớp gối trở nên bất thường: sụn bắt đầu bị nứt ra do bị bào mòn và bị rách đồng thời gia tăng sản sinh các enzyme phân hủy.
Thêm vào đó, các gai xương có dấu hiệu phát triển ở mép dưới. Những gai xương này trơn nhẵn, dày và được phát triển trên nền xương bình thường.
Thoái hóa khớp gối diễn biến theo từng giai đoạn
Quá trình phát triển của bệnh có thể chậm lại ở giai đoạn này nếu bạn tăng cường tập luyện và giảm cân.
2.Thoái hóa khớp gối độ 2: cấp độ trung bình
Giai đoạn này khớp chân sẽ có sự thay đổi rõ rệt hơn. Bề mặt sụn khớp giữa các xương bắt đầu bị xói mòn làm hẹp khe khớp giữa xương đùi và xương chày.
Axit hyaluronic giúp chất hoạt dịch bôi trơn khớp giờ đây bị ứ đọng lại, kém đàn hồi. Thoái hóa khớp thường ảnh hưởng đến phần xương dưới sụn nằm gần ngay phía dưới lớp sụn khớp.
Xương dưới sụn cung cấp hydrat và oxy cho sụn khớp. Khi xương dưới sụn bị phẳng bẹt và tự hồi phục, các protein và cytokine được tiết ra chất hoạt dịch.
Các gai xương có xu hướng tăng lên làm xương trở nên khô ráp khiến cho tình trạng đau của khớp ngày càng nghiêm trọng và kéo dài khi kể cả lúc nghỉ ngơi.
3.Thoái hóa khớp gối độ 3: cấp độ nặng
Thoái hóa khớp ở mức độ nặng, tình trạng sẽ tồi tệ hơn, khe khớp sẽ trở nên hẹp đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp, khớp gối sẽ trở nên sưng tấy và lở loét.
Chất hoạt dịch giảm từ đó gia tăng sự ma sát và tạo cảm giác đau khi cử động. Trong màng hoạt dịch, các protein cấu trúc được sản xuất làm phân hủy sụn khớp và mô mềm xung quanh khớp gối.
Các gai xương tiếp tục phát triển, xương trượt trên xương mà không còn lớp sụn. Các hoạt động thường ngày đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn.
III.Thoái hóa khớp gối ở người già
Bệnh thoái hóa khớp được đánh giá là là căn bệnh phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tỷ lệ thoái hóa khớp tăng theo tuổi, trên 65 tuổi tỷ lệ bệnh là 60%, trên 75 tuổi, tỷ lệ bệnh trên 70% và trên 80 tuổi, tỷ lệ bệnh là 85%.
Người già có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cao nhất so với các độ tuổi còn lại
Bệnh khởi phát từ từ, ban đầu có dấu hiệu cứng khớp, tăng lên khi vận động kéo dài sau đó giảm đi khi nghỉ ngơi.
Người già có thể mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp như: thoái hóa khớp icd 10, thoái hóa khớp gối m17 ngoài ra còn có các bệnh liên quan như thoái hóa khớp l5, thoái hóa khớp kcb...
IV.Bị thoái hóa khớp gối nên ăn uống gì?
Khi được chẩn đoán là bị thoái hóa khớp bạn cần thiết lập chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt kết hợp với điều trị tại các trung tâm phục hồi chức năng xương khớp uy tín.
Vậy bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
- Bổ sung các thành phần chứa canxi, magie photpho ... có trong các loại hải sản như tôm cua để giúp xương chắc khỏe.
- Các loại cá có omega3, omega6 như cá ngừ, cá thu hay các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc.
Cá ngừ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bổ sung dưỡng chất cho xương chắc khỏe
- Thực phẩm chứa chondroitin và glucosamin giúp tăng cường độ chắc khỏe và linh động của sụn khớp
Bị thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?
- Đồ ăn nhanh: gà rán, xúc xích, bắp rang bơ
- Các loại thịt đỏ: bò, dê, trâu… không tốt cho người bị thoái hóa khớp
- Đồ uống có cồn hoặc cafein
- Ăn quá nhiều tinh bột, đồ ăn có đường
V.Điều trị thoái hóa khớp gối được không?
Dù nặng hay nhẹ, chữa thoái hóa khớp gối cũng cần nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì trong việc phối hợp với Bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, người đang trong tình trạng thoái hóa khớp có thể tham khảo phương pháp Ayurveda khớp gối là một trong những phương pháp massage cổ truyền 5000 năm từ Ấn độ.
Ayurveda có sự kết hợp giữa y học cổ truyền cùng các thuyết đả thông kinh lạc hiện đại giúp lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện chất nhờn và lớp sụn giúp người bệnh đẩy lùi chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Liệu pháp trị liệu khớp gối Ayurveda 5000 năm từ Ấn Độ
Bước đầu người bệnh sẽ được ấn mở lưu thông khí huyết trên cơ thể, sử dụng tinh dầu Ayurveda 5000 năm sau đó chải lưu thông khí huyết các vùng.
Tiếp theo, người bệnh sẽ được massage thư giãn khớp gối để giảm tình trạng đau khớp. Trong quá trình này người bệnh sẽ được đào thải mọi độc tố nhờ việc đắp cao năng lượng và đá nóng.
Bước cuối đó là căng giãn vùng cơ tay, kết hợp lưu thông khí huyết làm giảm tình trạng đau đầu và mất ngủ.
Hiện tại phương pháp Ayurveda khớp gối đã có mặt tại Việt Nam độc quyền tại Himalaya Health Spa, khách hàng có thể đặt lịch thăm khám, nhận tư vấn để được trải nghiệm liệu pháp tuyệt vời này.
Bệnh thoái hóa khớp gối là việc chúng ta cần quan tâm rất nhiều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đi lại của người bệnh và nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Nếu bạn đang có những triệu chứng kể trên hãy đến ngay cơ sở y tế kịp thời để được thăm khám ngay bạn nhé.
Himalaya Health Spa
CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM
CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM
CN3: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
HOTLINE: 19000252 hỗ trợ 24/7