Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng chống loãng xương

  • 27/03/2023
  • 460 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Loãng xương là một căn bệnh không còn xa lạ với mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu không phát hiện ra triệu chứng loãng xương và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh phổ biến này và biết được giải pháp điều trị hữu hiệu, cùng theo dõi nhé!

I. Loãng xương là gì?

Để tìm được giải pháp điều trị và phòng chống loãng xương phù hợp, hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu một vài thông tin liên quan đến loãng xương để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Loãng xương là gì?

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương hay còn gọi là giòn xương, xốp xương là tình trạng xương trong cơ thể mỏng dần. Cụ thể là mật độ xương sẽ giảm dần theo thời gian và khiến xương dễ bị tổn thương, giòn hơn, dễ gặp chấn thương nhẹ. Thông thường, tình trạng gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất cứ xương nào của cơ thể, trong đó phổ biến nhất là gãy xương cẳng tay, gãy xương đùi, xương cột sống. Trong một số trường hợp, xương bị gãy xương sẽ không có khả năng lành lại, điển hình như xương đùi, xương cột sống,... và thường phải điều trị bằng cách phẫu thuật với chi phí rất cao.

Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm và không có cảm thấy đau mỏi rõ ràng, cột sống gù vẹo và chiều cao giảm dần. Một vài trường hợp khác, chỉ phát hiện bệnh khi có dấu hiệu gãy xương.

Thông thường, tuổi càng cao tình trạng giòn xương, xốp xương càng diễn tiến nặng hơn. Bởi lẽ, càng lớn tuổi quá trình chuyển hóa xương càng có nhiều biến đổi và gây ra rối loạn trong quá trình tạo xương cũng như hủy xương, khiến mật độ xương giảm đi.

2. Các loại loãng xương thường gặp

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà loãng xương được chia thành các loại khác nhau. Ngoài ra, dựa trên kết quả đo loãng xương, mà các bác sĩ đã chia thành nhiều mức độ khác nhau. Theo đó, loãng xương được chia thành 2 loại như sau:

a. Loãng xương nguyên phát

Ở trường hợp này, tuổi tác hoặc tình trạng mãn kinh ở nữ giới trung niên có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của bệnh. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ việc lão hóa từ tạo cốt bào. Tình trạng loãng xương nguyên phát sẽ khiến số lượng tế bào xương mới bị mất cân bằng và các mô xương bị hủy. Từ đó, khiến mật độ bị suy giảm. Bên cạnh đó, loãng xương nguyên pháp gồm có: sau mãn kinh loãng xương típ 1) và tuổi già (loãng xương típ 2).

b. Loãng xương thứ phát

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loại bệnh này thường liên quan đến các bệnh mãn tính hoặc thói quen sử dụng thuốc không đúng cách. Các nguyên nhân cụ thể như: bệnh đái tháo đường, to đầu chi, cường giáp, gan mãn tính, nhiễm sắc tố sắt, tiền sử cắt dạ dày, các bệnh di truyền khác,....hoặc cơ thể thiếu dưỡng chất, dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, bị viêm khớp dạng thấp, mắc bệnh đa u tủy xương, ung thư, cột sống,...

Các loại loãng xương thường gặp

3. Nguyên nhân gây loãng xương

Như chúng ta đã biết, tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương ở người già. Tuy nhiên, một vài tác động dưới đây cũng có khả năng gây bệnh:

  • Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ dẫn đến việc suy giảm nồng độ Estrogen và tăng nguy cơ mắc bệnh. Với nam giới, nồng độ Testosterone thấp cũng sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương.
  • Sử dụng thuốc corticosteroid, heparin không đúng liều lượng hoặc không theo chỉ định của bác sĩ
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, đặc biệt là những chất tốt cho xương khớp như: Canxi, Vitamin D, Omega - 3,...
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe,....làm thúc đẩy và suy yếu hệ cơ xương
  • Thói quen lười vận động, thể dục, thể thao hoặc ngồi nhiều
  • Lao động nặng, thường xuyên phải khuân vác vật nặng
  • Trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương khớp, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh loãng xương
  • Đã từng bị gãy xương hoặc mắc các bệnh như nội tiết, viêm khớp dạng thấp, thận, hội chứng Cushing,...

II. Dấu hiệu loãng xương ở người trẻ, người già và phụ nữ mãn kinh

Loãng xương là căn bệnh diễn tiến âm thầm và rất khó phát hiện. Chính vì vậy, bạn có thể quan sát và nhận biết căn bệnh này dựa trên những triệu chứng loãng xương dưới đây.

1. Loãng xương ở người trẻ

Thông thường, tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi là dạng loãng xương thứ phát. Một vài dấu hiệu loãng xương ở người trẻ có thể kể đến như: cảm giác đau nhức kéo dài đặc biệt là vào ban đêm, cảm thấy mệt mỏi, đổ mồ hôi, chán ăn, suy giảm chiều cao,...

Dấu hiệu loãng xương ở người trẻ

2. Dấu hiệu của bệnh loãng xương ở người già

Tình trạng loãng xương ở người già thường rất phổ biến và xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Gãy xương, đau nhức xương
  • Cảm giác đau nhức, co cứng các cơ dọc theo cột sống, đặc biệt là ở vùng thắt lưng và hai bên mạn sườn. Khi người bệnh vận động hoặc mang vác vật nặng cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn.
  • Cột sống bị gù vẹo, chiều cao bị giảm so với lúc còn trẻ, bởi đốt sống bị xẹp và lún
  • Toàn thân cảm thấy ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi, chuột rút.

3. Dấu hiệu của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Phần lớn, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh đều bị loãng xương. Bệnh này thường tiến triển thầm lặng và rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện thông qua những dấu hiệu như sau:

  • Cảm giác đau nhức vùng xương
  • Đau ở vùng xương gót, đầu dưới hoặc trên xương chày của cẳng chân
  • Đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ.

III. Nên bổ sung Canxi cho người loãng xương như thế nào?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương là thiếu hụt Canxi. Do đó, để phòng chống loãng xương bạn nên bổ sung Canxi đủ và đúng cách.

1. Bổ sung Canxi thông qua thực phẩm

Thực phẩm được đánh giá là nguồn cung cấp Canxi dễ dàng và hữu hiệu. Các loại thực phẩm tốt cho người loãng xương và giàu Canxi có thể kể đến như:

  • Các loại rau có màu xanh, như: cần tây, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn,...
  • Các loại hạt: hạt dẻ, hạt chia, hạnh nhân, hạt mắc ca,...
  • Các loại đậu: đậu rồng, đậu bắp, đậu lăng,...
  • Hải sản: cua, tôm, tép,...
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: sữa tươi, phô mai, sữa chua,...

Thực phẩm giàu Canxi tốt cho người loãng xương

2. Thuốc Canxi cho người loãng xương

Bên cạnh thực phẩm hằng ngày, bạn có thể bổ sung Canxi thông qua các loại thực phẩm chức năng giàu Canxi theo chỉ định từ bác sĩ. Đặc biệt khi lựa chọn các loại thực phẩm chức năng này, bạn nên chú ý đến hàm lượng Canxi trong mỗi chế phẩm, điển hình như: Canxi Cacbonat (40% canxi nguyên tố), Canxi Citrate (21% canxi nguyên tố), Canxi Lactat (10% canxi nguyên tố), Canxi Gluconat (9% canxi nguyên tố),...

IV. Phòng chống loãng xương và hỗ trợ điều trị bằng phương pháp trị liệu Ayurveda

Khi nhắc đến liệu pháp Ayurveda, nhiều người còn hoài nghi và thắc mắc về phương pháp trị liệu này. Cùng tìm hiểu một vài thông tin liên quan tới trị liệu Ayurveda nhé!

1. Trị liệu Ayurveda có gì đặc biệt?

Ayurveda là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên có từ hơn 5000 năm về trước. Liệu pháp Ayurveda được chắt lọc từ tinh hoa Y học cổ truyền Ấn Độ kết hợp hài hoà với thuyết các đường kinh lạc, cân bằng âm dương. Từ đó, giúp đào thải độc tố, hàn khí, giảm đau nhức xương khớp, tái tạo năng lượng và duy trì một cơ thể khỏe mạng. Phương pháp này được nghiên cứu dựa trên ba nguồn năng lượng cơ bản của tự nhiên là: gió (VATA), lửa (PITTA) và đất (KAPHA). Bên cạnh việc chắt lọc từ phương pháp cổ truyền, liệu pháp Ayurveda còn tiếp cận giữa công nghệ và cảm ứng nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Phương pháp Ayurveda giúp con người sống lâu, sống khỏe, cân bằng và không đau đớn.

Trị liệu Ayurveda có gì đặc biệt?

2. Phương pháp Ayurveda nào hỗ trợ điều trị và phòng chống loãng xương?

Để phòng chống loãng xương hoặc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương ở người già, phụ nữ mãn kinh cũng như người trẻ, bạn có thể tham khảo và sử dụng các dịch vụ trị liệu Ayurveda sau đây:

  • Ayurveda thắt lưng
  • Ayurveda khớp gối
  • Ayurveda vai gáy
  • Thông kinh lạc vai gáy

3. Công dụng vượt trội của liệu pháp Ayurveda

Trải nghiệm liệu trình Ayurveda ngay từ lần đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt trên cơ thể của mình, đặc biệt là sức khỏe xương khớp. Một vài công dụng nổi bật có thể kể đến như:

  • Giải phóng tình trạng đau nhức nhối vùng cơ xương của cơ thể
  • Tăng cường tạo dịch bôi trơn, giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn
  • Giãn bó cơ và ngăn ngừa quá trình lão hoá của hệ xương khớp
  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp tái tạo sụn và xương dưới sụn cách hữu hiệu nhất.
  • Đào thải độc tố, hàn khí và tăng cường lưu thông khí huyết
  • Tái tạo năng lượng, tăng cường khoẻ tổng quan của cơ thể
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Công dụng vượt trội của liệu pháp Ayurveda

4. Sử dụng dịch vụ Ayurveda ở đâu uy tín, chất lượng?

Để đạt được hiệu quả tối ưu của việc sử dụng liệu pháp Ayurveda, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín, điển hình là Himalaya Health Spa. Đây là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp với hơn 20 năm kinh nghiệm. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu cùng kỹ thuật viên tay nghề cao, Himalaya đã giúp hàng nghìn khách hàng điều trị tình trạng loãng xương và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Có thể thấy rằng, sự lão hoá của xương khớp là điều không ai có thể tránh khỏi. Loãng xương là căn bệnh khá nguy hiểm bởi chúng tiến triển âm thầm và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm chậm tiến trình loãng xương thông qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt mỗi ngày. Đặc biệt, bạn có thể phòng chống loãng xương và hỗ trợ điều trị bệnh này bằng phương pháp trị liệu Ayurveda tại Himalaya Health Spa. Đến ngay Himalaya để xương khớp của bạn được thăm khám và chăm sóc đúng cách nhé!

Himalaya Heath Spa

CN1: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

HOTLINE: 1900 0256 hỗ trợ 24/7

Bài viết mới nhất

Callnow larg