Bật mí 4 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả

  • 01/12/2020
  • 2992 lượt xem
  • Tin Tức Làm Đẹp

Trong Đông Y, ngải cứu là một loại thuốc quý, có tính ấm vị đắng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Với những loại ngải cứu già trên 3 năm có có tác dụng thông kinh lạc, điều hòa khí huyết và chúng có chứa 1 lượng lớn tinh dầu và kháng chất tự nhiên giúp hỗ trợ giảm những cơn đau thần kinh, tiêu viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính bởi những công dụng tuyệt vời đó, trong dân gian đã tương truyền lại nhiều phương pháp giảm đau mỏi xương khớp bằng ngải cứu, đến nay vẫn nhiều người áp dụng bởi những hiệu quả mà nó mang lại.

1. Chườm ấm bằng ngải cứu

    Chườm ngải cứu cùng muối và gừng băm vào vùng vai gáy, hay vùng đau nhức trên cơ thể là phương pháp vốn được nhiều người áp dụng nhằm hỗ trợ giảm đau nhức nhanh chóng. Phương pháp này cách thực hiện khá đơn giản, chúng ta có thể tự làm tại nhà.

    Đầu tiên hãy chuẩn bị khoảng 200g ngải cứu, 2 lạng muối hạt và 1 củ gừng tươi.

    Bạn lấy ngải cứu rang thật khô và nóng sau đó bỏ muối và gừng đập dập cho vào rang cùng. Khi rang muối ngả màu vàng, bạn tắt bếp và cho vào túi chườm, để nguội khoảng 3- 5 phút rồi sau đó chườm lên vùng vai gáy đang đau mỏi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên chườm khi quá nóng dễ gây bỏng vát và tổn thương da, 1 ngày bạn có thể chườm 2 lần, liên tiếp trong 1 tuần để cơn đau thuyên giảm.

    2. Chườm lạnh lá ngải cứu

      Đây là phương pháp dân gian nhưng không được sử dụng nhiều như phương pháp chườm ấm. Thông thường phương pháp chườm lạnh này chỉ áp dụng khi người bệnh có biểu hiện sưng tấy tại điểm đau, cách làm này sẽ giúp kích thích các cơ làm co mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng viêm, đem lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên phương pháp này không có hiệu quả cao như chườm ấm.

      Bạn có thể chuẩn bị lá ngải cứu và đá lạnh, sau đó bạn đun lá ngải cứu cùng 300ml nước để ngải cứu tiết ra các tinh chất, bạn lấy lá ngải cứu đã đun vớt ra để ráo sau đó cho vào túi chườm cùng đá lạnh để chườm lên vùng đau.

      3. Uống lá ngải cứu

        Bạn đã biết đến công dụng tuyệt vời của nước lá ngải cứu, nó có khả năng làm lượng máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời cũng hỗ trợ giảm đau khi đau bụng hành kinh? - Phương pháp uống lá ngải cứu này chỉ cần bạn rửa sạch lá ngải cứu rồi đun nước uống, mỗi ngày 1 ly cũng có tác dụng giảm đau vai gáy hiệu quả.

        • Ngoài ra bạn có thể sắc một số bài thuốc từ ngải cứu để giảm đau vai gáy do chứng phong hàn và nhiệt ứ trệ. Trong đó có dây đau xương, động lực, ngũ gia bì, tang ký sinh 16 gam, cho thêm phòng phong, đơn hoa, cam thảo mỗi loại 10g, và kê huyết đằng, rễ cây gấc, cẩu tích, tát bát, lá ngải cứu, hà thủ ô chế mỗi loại 12g. sau đó mỗi ngày nấu 1 thang thuốc và uống làm 3 lần, uống liên tục đều đặn trong 10 ngày để thuốc phát huy tác dụng tối đa.
        • Khi trời trở lạnh, hoặc ẩm thấp mưa nhiều có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức mỏi vùng cổ vai gáy thì bài thuốc từ thạch xương bồ và ngải cứu không chỉ giúp bạn giảm đau hiệu quả mà còn bồi bổ can thận, giúp thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết tốt hơn. Hãy sắc thang thuốc gồm các loại như cam thảo, thiên niên kiện, trần bì mỗi loại 10gam, chuẩn bị mỗi loại 12 gam: ngải cứu, bạch truật, thạch xương bồ và cẩu tích, 8 gam vỏ quế, 16 gam mỗi loại rễ cây gấc, rễ cúc tần, đọc lục, đơn hoa và ngũ gia bì 16 gam, thổ phục linh 20 gam và nam tục đoạn 18 gam. Mỗi ngày bạn chỉ cần sắc 1 thang và uống 3 lần.

        4. Đắp lá ngải cứu cùng lá lốt giã nhỏ

        Lá lốt và ngải cứu đều có tính kháng viêm rất cao, bởi vậy sự kết hợp của 2 loại thảo dược này sẽ tạo nên một hợp chất hữu hiệu trong việc trị liệu vùng vai gáy bị đau nhức. Bạn chỉ cần chuẩn bị lá ngải cứu và lá lốt sau đó rửa sạch để ráo nước, sau đó bạn sẽ đem giã nhỏ và đắp lên vùng đau.

        Để tăng độ hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đau các cơn nhức mỏi cổ vai gáy bằng việc sử dụng ngải cứu, bạn có thể kết hợp cùng các liệu pháp massage trị liệu, xoa bóp bấm huyệt nhằm đả thông kinh lạc vùng cổ gáy, giải phóng những thớ cơ bị bế tắc, các mạch máu bị chèn ép, từ đó đem đến cảm giác nhẹ dịu cho cơ thể, rồi kết hợp các phương pháp chườm và đắp lá ngải cứu, uống thuốc sắc từ ngải cứu…

        Mặc dù ngải cứu đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho xương khớp, nhưng những phương pháp kể trên đều chỉ có tác dụng là thuyên giảm tình trạng đau nhức vùng vai gáy một cách tạm thời, không có tính chất điều trị dứt điểm hội chứng này. Bởi vậy khi có những dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn trị chính xác, sau đó kết hợp các phương pháp kể trên để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả hơn. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

        Với 4 cách chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu được chúng tôi hướng dẫn ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình điều trị bệnh. Những phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng đau mỏi vai gáy tạm thời chứ không điều trị căn bệnh này dứt điểm. Chính vì thế, nếu bạn áp dụng các cách trên mà tình hình bệnh vẫn không được cải thiện, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

        Mọi thông tin về chương trình khuyến mãi và sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

        HOTLINE: 19000252 hoặc đội ngũ hỗ trợ 24/7 - (097 716 22 22)

        CN1: 145 Nguyễn Thái Bình, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, HCM

        CN2: Khu GM, N.07-09, 119 Phổ Quang, P.9, Q. Phú Nhuận, HCM

        CN3: Toà Landmark 1, SH 03 - Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, HCM

        CN4: 25 Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

        CN5: 152 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh (Đường Cây Trâm cũ)

        Bài viết mới nhất

        Callnow larg